Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 21/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Người Hội An chung tay bảo vệ di sản trong mùa mưa bão

Người Hội An chung tay bảo vệ di sản trong mùa mưa bão

Cập nhật: 24/10/2022

Nằm ở hạ nguồn sông Thu Bồn nên mùa mưa lũ đến, nước từ thượng nguồn con sông đổ về làm phố cổ Hội An thường xuyên bị ngập sâu trong nước.

Mỗi năm, phố cổ Hội An đều có vài đợt ngập lụt do mưa lớn- Ảnh: VGP/Lưu Hương

Tại Hội An, năm nào phố cổ cũng ngập lụt vài ba lần. Mới đây nhất vào giữa tháng 10, mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về làm phố cổ Hội An ngập sâu.

Toàn bộ những khu vực gần sông Hoài, tuyến đường Bạch Đằng, cầu An Hội, chùa Cầu, chợ Hội An đều trong tình trạng ngập sâu khi nước lũ dâng cao vượt qua mức báo động 3. Các khu vực đường Lê Lợi, Nguyễn Thái Học đều ngập sâu hơn 1 m. Riêng tuyến đường Bạch Đằng giáp sông ngập sâu gần 3 m…

Chính vì đã quen với tình hình khu vực ven sông dễ bị ảnh hưởng khi có mưa lớn kéo dài, các hộ kinh doanh ở Hội An chọn cách sống chung với thiên tai, đôi khi họ nhìn du khách đi dạo phố trên những chiếc ghe thuyền và xem đó như là một niềm vui ở phố cổ mùa nước lên.

Người dân chung tay làm đẹp phố cổ sau mỗi khi ngập lụt - Ảnh:VGP/Lưu Hương

Phân loại di tích để có phương án bảo vệ phù hợp

Bà Trương Thị Ngọc Cẩm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh – Truyền hình TP. Hội An chia sẻ nằm ở hạ nguồn của con sông Thu Bồn nên hằng năm người dân Hội An bị ảnh hưởng bởi nhiều cơn lụt rất lớn. Người Hội An luôn luôn thích nghi với việc ứng phó, chống chọi lại với bão lụt hàng năm.

Người dân chủ động trong việc chằng chống nhà cửa rồi dọn dẹp sau mỗi đợt lũ đi qua với tinh thần khẩn trương để sau đó mở cửa trở lại hàng quán và các hoạt động hướng dẫn tham quan, đón du khách.

"Có năm Hội An ngập lụt 9 lần tùy mức độ nặng nhẹ. Đặc biệt, luôn có sự chung tay dọn dẹp của các du khách trong và ngoài nước. Thành phố rất vui khi du khách vẫn chọn Hội An làm điểm đến trong bất cứ mọi điều kiện, hoàn cảnh nào và có sự chung tay để cùng với người Hội An trong việc khắc phục bão lũ, dù những việc làm nhỏ thôi nhưng đã động viên tinh thần của người Hội An rất lớn", bà Trương Thị Ngọc Cẩm cho biết.

Phố cổ lại tấp nập du khách - Ảnh:VGP/Lưu Hương

Theo ông Võ Duy Trung, Trưởng Phòng Quản lý trùng tu di tích khu phố cổ (Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An), khu vực 1 (Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong) khu phố cổ Hội An hiện có hơn 1.300 di tích, trong đó có nhiều loại hình như các chùa, hội quán, các công trình kiến trúc tín ngưỡng và nhiều nhất là nhà ở của dân.

Đa số di tích chủ yếu là sở hữu của tư nhân (chiếm hơn 82%). Hằng năm, Trung tâm có chương trình điều tra khảo sát tất cả các di tích trong khu phố cổ để tiến hành phân loại mức độ xuống cấp khác nhau để có biện pháp bảo vệ phù hợp, đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

Qua đợt khảo sát mới đây nhất, có khoảng 45 di tích xuống cấp được phân cấp 3 mức độ (nhẹ, nặng và xuống cấp nghiêm trọng). Sau khi phân loại, mỗi loại di tích sẽ có cách bảo vệ trước mưa bão.

"Trước mùa mưa bão, Trung tâm có các văn bản gửi cho các phường hoặc gửi trực tiếp đến những ngôi nhà xuống cấp để họ biết tình trạng nhà đã xuống cấp đến mức nào để phòng tránh. Những trường hợp neo đơn, người già... Trung tâm sẽ hỗ trợ việc chằng chống, bảo vệ nhà cửa.

Những trường hợp không có điều kiện mua gỗ để chằng chống thì Trung tâm sẽ cho các hộ gia đình mượn để góp phần bảo vệ di tích", ông Võ Duy Trung trao đổi.

Với Hội An di sản là tài sản lớn nhất, do đó người dân luôn ý thức chung tay cùng chính quyền để vừa bảo vệ vừa phát huy giá trị di sản, góp phần thu hút khách, đem lại kinh tế cho địa phương.

Lưu Hương

Báo Chính phủ – baochinhphu.vn – Đăng ngày 23/10/2022
Từ khóa: Hoi-An, mưa lũ, phố cổ, Thua-Thien-Hue

Tin liên quan

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mới đây, tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, long trọng tổ chức lễ công nhận quần thể 108 cây thông hai lá dẹt là Cây Di sản Việt Nam.

Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý di tích

Hà Nội hiện có 6.489 di tích các loại. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị, thành phố yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt Luật Di sản Văn hóa, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong bảo tồn, quản lý,

Quảng Nam: Trà Nhiêu ‘thức giấc’ nhờ du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Quảng Bình thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038409

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC