Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Người làng biển Quảng Nam làm du lịch

Người làng biển Quảng Nam làm du lịch

Cập nhật: 14/11/2022

Tư duy tươi mới của người trẻ, cùng với ý thức về việc gìn giữ, bảo vệ môi sinh, văn hóa giúp gìn giữ và phát triển tài nguyên bản địa, như một lời mời gọi về bên chân sóng…

Vẻ đẹp của biển giúp Võ Hồng Rôn tạo ra tour du lịch chèo SUP khám phá, phục vụ du khách.

Ngư dân lên bờ làm du lịch

Không phải đến bây giờ, làng biển Tam Tiến (Núi Thành, Quảng Nam) mới hiện diện trên bản đồ du lịch. Chợ cá ngay bên bãi cát thôn Hà Lộc, cùng bãi biển còn tương đối vẹn nguyên vẻ ban sơ đã trở thành điểm “check in” khá thú vị của nhiều du khách.

Song, như nhiều làng biển khác ở Tam Kỳ, Núi Thành, giá trị mà du lịch mang lại còn quá khiêm tốn. Sống bằng du lịch vẫn là một khái niệm khá mơ hồ, khi du khách chỉ đặt chân đến và rời đi sau thời gian ngắn ngủi trải nghiệm. Chưa có sản phẩm du lịch gì đặc biệt để níu chân người ở lại.

Là một ngư dân làng biển, Võ Hồng Rôn (SN 1992, thôn Hà Lộc, xã Tam Tiến) nhìn thấy điều đó. Khác biệt ở chàng ngư dân trẻ với bà con làng biển của mình, là tư duy và hành động. Nhiều người đã khá bất ngờ khi Rôn… bán tàu, lên bờ, bắt tay thực hiện dự án của mình. Rôn thành lập Công ty TNHH Tam Tiến Travel và hiện thực hóa ước mơ của mình bằng những miệt mài rất… ngư dân.

Từ một căn nhà gỗ của người quen, anh đầu tư cải tạo làm homestay, nhặt nhạnh đồ cũ kỹ để trang trí, trồng thêm cây. Biết rõ giá trị lớn nhất của nơi mình ở là biển, Rôn đi dọn rác, cải tạo bờ biển. Lúc một mình, khi thì có thêm những người bạn đồng hành, câu chuyện nhặt rác, cải tạo bờ biển của Rôn lặng thầm lan tỏa như một hình ảnh đẹp.

Homestay của Võ Hồng Rôn làm bừng thức giấc mơ du lịch của ngư dân ở làng biển Tam Tiến. Ảnh: Võ Rôn

Những tín hiệu tích cực đến nhanh. Làm du lịch, đã không còn là câu chuyện viển vông, xa mờ như hoài nghi của nhiều người khi Rôn bắt đầu hiện thực ước mơ của mình. Khách đến đông, tour kín lịch đặt chỗ, tiếp thêm niềm tin để anh mở rộng quy mô, tìm kiếm thêm người đồng hành.

Đã có thêm những người ở quê tin tưởng, cùng góp sức với Rôn trong việc hình thành thêm một không gian homestay mới nơi làng biển. Đêm, một góc làng biển sáng bừng ánh điện.

Có chỗ lưu trú, du khách thêm thời gian để trải nghiệm những nét văn hóa của làng biển: thăm chợ cá, cùng ngư dân trải nghiệm đánh bắt hải sản, khám phá vẻ đẹp của biển quê. Không dừng lại ở cái cũ, Rôn mang về một sản phẩm mới cho du khách trải nghiệm: tour chèo SUP trên biển, lần đầu tiên hiện diện ở miền biển này.

Giá trị từ ban sơ

Chính đời sống mộc mạc của người dân làng biển và khung cảnh ban sơ, không gian sinh sống của cộng đồng đã tự thân là một giá trị bền vững cho du lịch. Đó cũng là thứ sinh khí mới mẻ, tạo dư địa để gieo kỳ vọng cho du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm.

Dù chưa thực sự lớn mạnh về hạ tầng phục vụ cũng như các sản phẩm du lịch, song xã đảo Tam Hải (Núi Thành) vẫn thu hút được một lượng khách nhất định đến trải nghiệm mỗi năm. Vẻ đẹp của những làng chài, sóng nước nơi cửa biển cùng ẩm thực địa phương ít nhiều tạo ra ấn tượng tốt đẹp cho du khách có dịp đặt chân đến Tam Hải.

Vũ Giang, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, băng qua những hàng dừa, thăm thú ngôi làng nhỏ ngay bên bờ biển và khám phá đời sống sinh hoạt, lao động của ngư dân đem lại cho anh cảm xúc thú vị.

“Làng biển ở đây còn khá nguyên vẹn, cư dân vẫn lao động, sinh hoạt theo truyền thống từ bao đời. Đến đây, tôi cảm nhận được vẻ đẹp của biển, của không gian cộng đồng, thưởng thức đặc sản và hơn hết là sống trong tình cảm chân chất mộc mạc của người dân. Đó là những giá trị nên được bảo tồn khi làm du lịch” - anh Giang nói.

Giữ gìn giá trị bản địa không hề dễ, nhất là tác động của biến đổi khí hậu, ám ảnh rác thải và nhiều biến động khác đến các làng biển. Nhưng, nhìn thấy tài nguyên từ chính quê nhà, xác quyết và chọn lựa làm du lịch từ làng biển, câu chuyện bảo vệ môi trường, môi sinh và đắp bồi văn hóa đang được chú trọng.

Tự thân người dân bản địa và các chủ thể làm du lịch, như Võ Hồng Rôn cũng như các bạn trẻ khác đang đầu tư mở homestay, nhà hàng và xây dựng những tour du lịch thân thiện, bảo vệ môi trường.

Những việc làm nhỏ đang tạo nên nhiều thay đổi lớn, để ngư dân sống một đời sống khác. Và xa hơn, là tạo ra sản phẩm du lịch giàu giá trị bản địa, từ chính vẻ đẹp của quê xứ, mộc mạc của con người làng biển và quyến rũ của ẩm thực, văn hóa. Như một lời gọi mời, về bên chân sóng…

Thành Công

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 13/11/2022
Từ khóa: du-lich, Người làng biển, tour du lịch chèo SUP

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036870

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC