Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Nhân giống bảo tồn cây Bá bệnh tại Bái Tử Long

Nhân giống bảo tồn cây Bá bệnh tại Bái Tử Long

Cập nhật: 08/09/2009

Cây Bá bệnh (Tên khoa học: Erycoma longifolis Jack) là loại thuốc quý được sử dụng hàng trăm năm nay tại các quốc gia Đông Nam Á như: Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Thái Lan… để điều trị nhiều bệnh. Ở Việt Nam, cây Bá bệnh đã được phát hiện ở Vườn quốc gia Bái Tử Long từ năm 2000, mọc tự nhiên ở hầu hết các diện tích đất rừng tại đây.Nhận thấy giá trị dược lý quý của loài cây này, năm 2009, Vườn quốc gia Bái Tử Long đã đề xuất đề tài nhân giống bảo tồn cây Bá bệnh và nhận được sự ủng hộ của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Ninh. Về hình thái, cây Bá bệnh thuộc họ Thanh thất (Sinaroubaceae), là loài cây gỗ nhỏ, cao từ 2 – 8m, cá biệt có cây cao hơn. Thân nhỏ, ít phân cành, lá kép lông chim một lần lẻ, mọc so le. Mỗi lá kép gồm từ 21 – 41 lá chét, mọc đối, hình bầu dục, cuống lá rất ngắn, gốc lá thuôn, đầu nhọn, mặt trên bóng, mặt dưới có lông màu xám. Hoa chùm kép mọc ở thân hoặc đầu cành, cuống có lông màu rỉ sắt. Hoa màu vàng, đơn tính khác gốc. Đài hoa có 5 -6 lá đài nhỏ hình tam giác, có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 , cũng có tuyến. Bầu có 5 noãn, hơi dính ở gốc. Quả hạch, hình trứng dài 1 – 2cm, rộng 0,5 – 1cm, vỏ nhẵn có rãnh dọc, khi chín quả màu đỏ sẫm chứa 1 hạt. Với nhiệm vụ bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học và công tác nghiên cứu khoa học, cùng đội ngũ cán bộ khoa học đã có kinh nghiệm, thường xuyên bám sát thực tế hiện trường, lăn lộn tìm tòi nghiên cứu, Vườn quốc gia Bái Tử Long đã thực nghiệm nhân giống thành công cây Bá bệnh bằng 2 phương pháp: dâm hom và nhân giống bằng hạt. Thành công trên đây mở ra khả năng, Vườn quốc gia Bái Tử Long trở thành nơi cung cấp cây giống và hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, sử dụng có hiệu quả một loài cây thuốc quý hiếm, góp phần thiết thực bảo tồn và phát triển bền vững lâu dài loài cây này, vừa nâng cao hiệu quả bảo tồn đồng thời đóng góp vào việc phục vụ nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, giá trị của cây Bá bệnh đã trở thành hàng hóa phổ biến với tên: Tong katisali hay Pasak bumi được bán ở các thị trường: Mỹ, Singapo, Malaixia…Tác dụng vượt trội của cây Bá bệnh đã được chứng nhận và công bố rộng rãi, với nhiều đề tài khoa học trên thế giới là khả năng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hooc môn giới tính nam (Testosterol) một cách tự nhiên. Hoạt chất của cây Bá bệnh giúp tăng cường mức Testosterol bị thiếu hụt ở nam giới từ tuổi trung niên trở lên. Tại Việt Nam, theo tài liệu của lương y Nguyễn Công Đức - khoa y học cổ truyền, Đại học Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cây Bá bệnh là dược liệu quý, thành phần hóa học của nó gồm: Quassinnoit, Alcaloit, Havonoid. Hiện nay ở nước ta, theo thống kê thì cứ 10 – 15 đôi vợ chồng bị chứng vô sinh, trong đó có khoảng 30 – 40% do từ người chồng. Đây là những vấn đề nan giải của các cặp vợ chồng trẻ đang mong có con, đôi khi đây cũng là nguyên nhân dẫn tới mất hạnh phúc gia đình. Để hỗ trợ vấn đề này, kinh nghiệm cổ truyền của các nước Đông nam Á, đã dùng cây Bá bệnh để tăng cường khả năng sinh dục cho nam giới, làm tăng sức khỏe nói chung và còn nhiều tác dụng đáng quý khác.

Thiennhien.net
Từ khóa:

Tin liên quan

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Trong những ngày qua, người dân khắp nơi trên cả nước cũng như du khách quốc tế về Đà Nẵng để tham quan, đón chào các sự kiện “Mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025”.

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Độc đáo bức tranh “Cá chép vượt vũ môn” trên cánh đồng lúa Tam Cốc, Ninh Bình

Xem tiếp

Tin nổi bật

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037610

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC