Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Nhiều công trình di tích ven bờ sông Hương đang bị tàn phá nghiêm trọng

Nhiều công trình di tích ven bờ sông Hương đang bị tàn phá nghiêm trọng

Cập nhật: 23/03/2018

Hiện nay việc phát triển các công trình hiện đại ở đôi bờ sông Hương cộng với các hoạt động khai thác cát sỏi trái phép, các công trình thủy điện ở thượng nguồn đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, các công trình di tích ven bờ sông Hương.

Ngày 20/3, tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda (Nhật Bản) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương”.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đánh giá kết quả chương trình hợp tác nghiên cứu về cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái, lịch sử tại các lăng mộ Hoàng gia thời Nguyễn gắn liền với lưu vực thượng nguồn sông Hương, giai đoạn 2014 đến 2018. Cụm lăng tẩm hoàng gia Triều Nguyễn như: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương, có giá trị to lớn về nhiều mặt. Đây là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và tinh thần phong phú.

Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển các công trình hiện đại ở đôi bờ sông cộng với các hoạt động khai thác cát sỏi trái phép, các công trình thủy điện ở thượng nguồn đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, các công trình di tích ven bờ. Các cột mốc được cắm để bảo vệ lăng Gia Long bị mất dần do sạt lở, đường tránh Thành phố Huế đã cắt ngang vào ngọn đồi Thanh Long của lăng Khải Định, công trình cầu Tuần xây dựng gần lăng Minh Mạng đã phần nào ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên của khu vực.

Việc xây dựng một số thủy điện ở đầu nguồn sông Hương cũng đưa lại những mặt trái, làm biến đổi dòng chảy ở phía dưới hạ lưu, làm đổi hệ thống sinh thái ở thượng nguồn sông Hương. Việc khai thác khoáng sản ở vùng thượng nguồn sông Hương vẫn còn tồn tại, gây ra ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là việc sạt lở hai bờ sông Hương, có những di tích, khu vực chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, điện Hòn Chén đã bị sạt lở nghiêm trọng.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm là bảo vệ vùng đệm cảnh quan văn hóa nhằm mục đích bảo vệ tính toàn vẹn, duy trì và phát triển bền vững các giá trị văn hóa-lịch sử, cảnh quan, môi trường của các lăng tẩm hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương.

Yến Anh

moitruong.net.vn
Từ khóa: sông Hương, tàn phá, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035310

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC