Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Những bức chân dung từ rác

Những bức chân dung từ rác

Cập nhật: 22/08/2023

Chibuike Ifedilichukwu, nghệ sĩ người Nigeria, đang trở nên nổi tiếng nhờ sáng tác những bức chân dung độc đáo với nguyên liệu hoàn toàn từ rác thải. Nhận thức về môi trường được truyền lại từ người bà của anh ở bang Anambra, Đông Nam Nigeria.

Tác phẩm chân dung ca sĩ Davido từ rác thải. Ảnh: CNN

Chất liệu chính để chế tạo tác phẩm là nhôm, nhựa cùng một số vật liệu phế thải khác như vỏ đạn và dây nhợ các loại. Ở Nigeria, việc tái chế phần lớn là do các công ty nhỏ đảm trách và chất thải thường tập kết ở bãi chôn lấp hoặc sông ngòi. Ở nơi những người khác thấy rác, nghệ sĩ 37 tuổi này nhìn ra cơ hội. Anh tạo chân dung của những người nổi tiếng từ các lon nhôm bỏ đi, đưa ra một tuyên bố táo bạo về quản lý chất thải trong nước.

Ifedilichukwu kể, vào một ngày năm 2021, khi đang đi cùng vợ đến phòng khám thai, anh tình cờ nhìn thấy một đống nhựa bị đổ. Anh mang chúng về nhà, tự hỏi phải làm gì với chúng. Nhưng phải đến 1 năm sau, anh mới dựa vào những ảnh hưởng thủ công thời thơ ấu của mình để tái chế nhựa thành nghệ thuật.

“Tôi muốn tìm một cách độc đáo để thể hiện bản thân và tôi thấy rằng chưa ai thực hiện loại hình nghệ thuật này”, Ifedilichukwu nói với CNN. Từ trụ sở tại TP Awka, anh tạo các tác phẩm trừu tượng và chân dung từ nhôm, gỗ, nhựa, kim loại, dây đồng và dây thừng, cùng với vỏ đạn và chai tiêm do các bệnh viện cung cấp hoặc do cộng đồng quyên góp. Các thùng rác trong khu phố cũng trở thành nguồn cung cấp vật liệu nghệ thuật độc đáo cho Ifedilichukwu.

Công việc quen thuộc thường là sau một ngày lặn lội khắp nơi, Ifedilichukwu sẽ rửa và khử trùng lon và vỏ nhựa. Sau đó, anh sử dụng thước kẻ và dao thủ công để khắc các lon thành dải, rồi anh đan xen để tạo thành một bức tranh theo chủ đề đã định. Tiếp theo, anh lồng phần bên ngoài đầy màu sắc của lon vào phần trơn của khung vẽ để tạo ra chân dung.

Đó là một kỹ thuật lấy cảm hứng từ cả dệt vải, chiếu. Anh mất tới 2 tuần để hoàn thành mỗi tác phẩm. Trong số các chân dung anh đã sáng tác có rapper người Mỹ Cardi B, tác giả người Nigeria từng đoạt giải thưởng Chimamanda Ngozi Adichie và người sáng lập thương hiệu âm nhạc Nigeria Don Jazzy.

Thời gian tới, Ifedilichukwu dự định chỉ sáng tác chân dung những người nổi tiếng có ý thức về môi trường, như nhà hoạt động khí hậu người Thụy Điển Greta Thunberg, nam diễn viên Leonardo di Caprio. Anh cũng đã tạo ra một bức chân dung của ngôi sao Afrobeats Davido, người đã làm việc với nhóm bảo tồn WildAid.

Ifedilichukwu cũng là một nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế đồ họa, nhà sản xuất in ấn và giám tuyển. Anh đã tạo ra ít nhất 40 tác phẩm nghệ thuật tái chế, được giới thiệu trong các triển lãm trong nước và quốc tế. Các tác phẩm của anh đã lan truyền trên mạng xã hội và được bán với giá tới 1.000 USD mỗi bức chân dung.

Nhưng đối với Ifedilichukwu, thành công nhất của các tác phẩm này là anh có thể dùng nghệ thuật để lột tả thái độ của mình đối với rác thải. Anh đặt mục tiêu xây dựng một phòng trưng bày nghệ thuật dựa vào cộng đồng, tuyển dụng các nghệ sĩ khác cùng sáng tác ra các tác phẩm bảo vệ môi trường. Mặc dù Ifedilichukwu đeo găng tay khi làm việc, nhưng anh nhiều lần bị đứt tay bởi những chiếc lon sắc nhọn, dao thủ công, kéo, kim và dây thép.

“Bị cắt (đứt tay) không phải là vấn đề đối với tôi. Nó sẽ lành. Nó cũng trở thành một phần của thông điệp. Tôi cảm nhận được nỗi đau mà chất thải sẽ gây ra cho môi trường”, Ifedilichukwu nói.

Lam Điền

Báo Sài Gòn Giải phóng – sggp.org.vn – Đăng ngày 20/8/2023
Từ khóa: bảo vệ môi trường, chân dung từ rác, Chibuike Ifedilichukwu, Nigeria, rác thải

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039497

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC