Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Những loài động vật kỳ quái trong tự nhiên ở Việt Nam

Những loài động vật kỳ quái trong tự nhiên ở Việt Nam

Cập nhật: 05/11/2008

Thiên nhiên hoang dã Việt Nam không chỉ đẹp mà còn có những loài động vật thật kỳ quái. Sau đây là một số hình ảnh về những loài động vật "chẳng giống ai" được phát hiện và chụp hình trong tự nhiên.

Mời độc giả xem và cảm nhận về tính đa dạng, phong phú của thiên nhiên tươi đẹp và kỳ thú của chúng ta.1. Đuôi dài 7cm, tổng chiều dài 15cm và đôi chân trước và sau dài 2cm có năm ngón. Loài thằn lằn rất dài này có tên Thằn lằn chân ngắn Lygosoma quadrupes, tiêu biểu nhất cho lối sống trong hang, chúng thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng. Đôi chân của loài thằn lằn này mọc ra chỉ để làm cảnh vì hầu như nó không đủ mạnh để nâng đỡ cơ thể chúng.

 

 

 2. Loài tắc kè bay Dacro maculatus có khả năng biến đổi màu sắc rất kỳ diệu. Nếu ở khoảng cách 4 mét trở lên, mắt thường không biết đây là mảng nứt của thân cây xù xì hay là loài động vật. Đôi cánh da của nó xòa ra giúp chúng có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Loài động vật dưới đây có thân hình thật lạ, không phải rắn mà cũng chẳng phải thằn lằn. Đây là một loài lưỡng cư Ếch giun Ichthyophis bannanicus đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Chúng có cơ thể hình giun song kích cỡ lớn hơn. Chúng khác giun ở chỗ: Đầu có mắt như hai chấm đen, nhỏ hơi dẹp, mõm tương đối nhọn và có hàm rõ. Phần giữa lưng và bụng có một dải màu trắng đục hay vàng chạy dài từ góc hàm tới góc đuôi. Chiều dài cơ thể ếch giun có thể tới 100mm.

 

4. Cá cóc sần Echinotriton asperrimus đươc xem như loài sinh vật tiền sử Salamander này có hình dạng giống thằn lằn, có kích thước nhỏ hơn Cá cóc bụng hoa, chiều dài cơ thể trung bình 116mm. Chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón. Đầu dẹt, mõm ngắn và tù. Da sần sùi gờ giữa lưng nổi rõ, bên sườn có hai hàng củ lồi nhỏ. Đuôi dẹp bên, mút đuôi hơi nhọn. Toàn thân màu xám nhạt, đôi khi màu xám đen.

 

 

5. Sống trên cây ở ven các con suối trong rừng xanh trên độ cao 800m, leo trèo cây rất giỏi. Hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 5m, thức ăn là các loài côn trùng nhỏ. Mới nhìn bạn có cảm giác như một chú cá sấu con nhưng thực chất là một loài Thằn lằn có tên khoa học là Shinisaurus crocodilurus.

 

 

6. Loài thằn lằn được xem như là nhỏ nhất trong số các loài thằn lằn tìm thấy ở Việt Nam này có những đường kẻ màu kem và đen trơn trên đầu và thân với đuôi màu cam lửa. Sống hoàn toàn trên cạn, chúng leo treo giỏi, di chuyển dễ dàng trên các thân cây, các trụ tường và các khúc gỗ to. Dài đuôi 4,5cm, toàn bộ chiều dài 10cm.

 

 

 

7. Được xem như là loài có kích thước nhỏ nhất trong số các loài lưỡng cư tìm thấy ở Việt Nam (khoảng 3cm đối với cá thể trưởng thành) loài Nhái bầu hoa Micryletta inornata thường sống ở các khu rừng có các loài thực vật họ Cỏ Poaceae mọc, Kích thước quá nhỏ của chúng là một trong những khó khăn để tiếp cận và ghi nhận đời sống của chúng. 8. Khi ở trên cạn chúng phù lên và căng tròn như một quả bóng đầy gai thì thật khó để nhận biết đây là loài động vật gì ... một loài Cá nóc nước ngọt có tên khoa học là Chelolodon fluviatilis. Loài này thường sống ở tầng đáy các sông, hồ nước ngọt phía nam Việt Nam và ít khi có cơ hội bắt được chúng trong tự nhiên.

Tuoitre Online
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036304

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC