Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ninh Thuận: Đầu tư xử lý ô nhiễm bãi biển, cảng cá

Ninh Thuận: Đầu tư xử lý ô nhiễm bãi biển, cảng cá

Cập nhật: 01/10/2015

Ninh Thuận là một trong những địa phương có nhiều bãi biển đẹp như Bình Sơn-Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Cà Ná... thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, vấn nạn ô nhiễm môi trường biển, cảng cá do rác thải gây ra đang cản trở sự phát triển của ngành du lịch trong tỉnh.

Bãi biển Bình Sơn-Ninh Chữ

Ô nhiễm ở hầu hết các cảng cá

Bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) là một trong những khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, nơi đây đang báo động về ô nhiễm môi trường bởi rác thải tràn ngập.

Rác do người dân địa phương và khách du lịch đến tắm biển, ăn uống xả ra ngay trên bãi biển hoặc từ các hàng quán buôn bán trên bãi biển để lại và từ các khu dân cư sinh sống ven bờ biển thải ra bị sóng biển đánh trôi dạt vào bờ. Ngoài ra, hàng chục lồng bè nuôi tôm hùm cách bờ biển khoảng hơn 200m, hàng ngày thải rác sinh hoạt cũng như các chất cặn bã từ thức ăn nuôi tôm xuống biển khiến môi trường nước biển bị ô nhiễm nặng nề.

Tương tự, các bãi biển khác như Vịnh Vĩnh Hy, Cà Ná cũng chịu chung số phận. Điều đó đã khiến du khách và chính người dân địa phương cảm thấy e ngại khi đến đây tắm biển, du lịch, nghỉ dưỡng.

Hơn nữa, theo báo cáo của ngành chuyên môn, hiện nay, tại tất cả các cảng cá ở Ninh Thuận đều có chung dấu hiệu ô nhiễm bởi lượng rác thải và nước thải. Chất lượng môi trường nước tại một số điểm quan trắc có thông số lý hóa (NH4+, NO2+) và chỉ số colifom vượt quy chuẩn cho phép.

Nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động sản xuất, kinh doanh (rửa thủy sản, rửa sàn của các cơ sở kinh doanh; bốc dỡ thủy, hải sản, thu mua và chế biến thủy, hải sản, sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu và buôn bán nhỏ lẻ…), cộng với nước thải, dầu nhớt thải, rác thải rắn từ các tàu thuyền neo đậu tại cảng (thùng xốp, ngư lưới cụ hư hỏng, vật dụng sinh hoạt của ngư dân…), sinh hoạt của các hộ dân xung quanh cảng cá, thải đổ không có sự kiểm soát xuống môi trường biển.

Đầu tư mạnh mẽ cho công tác môi trường

Đứng trước những thách thức về môi trường tại các bãi biển, cảng cá, UBND tỉnh Ninh Thuận đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp để làm sạch môi trường biển, cảng. Trong đó, chú trọng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thu gom, xử lý rác thải.

Cụ thể, chính quyền địa phương đã tăng cường đầu tư xây dựng các bãi thu gom rác thải, phương tiện vận chuyển rác thải và hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường; đổi mới công nghệ xử lý rác thải theo hướng tinh gọn, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Để bảo vệ môi trường tại các cảng cá, Ban Quản lý khai thác các cảng cá của tỉnh đã thành lập Tổ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải hàng ngày trong khuôn viên cảng cá và dưới nước, xây dựng Trạm xử lý nước thải Cảng cá Đông Hải với quy mô 100m3/ngày đêm; thường xuyên tuyên truyền về vệ sinh môi trường đến các hộ kinh doanh, ngư dân sinh hoạt trên các tàu thuyền và các hộ sống dọc theo các bờ kè, khu vực xuống cảng.

UBND các xã, phường, thị trấn tại các khu vực có có cảng cá cũng tổ chức các hoạt động thu gom rác thông qua hoạt động của các tổ vệ sinh môi trường của địa phương...

Ngoài ra, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và du khách đã được chính quyền quan tâm và tích cực triển khai. Trong thời gian qua, chính quyền thường xuyên tổ chức đối thoại cộng đồng dân cư nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu và sự đồng thuận chung trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường biển tại các địa phương.

monre.gov.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036318

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC