Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Ninh Thuận: Gốm Bàu Trúc “thăng hoa” nhờ du lịch

Ninh Thuận: Gốm Bàu Trúc “thăng hoa” nhờ du lịch

Cập nhật: 27/02/2025

Làng gốm Bàu Trúc, một trong những ngôi làng cổ nhất Đông Nam Á, từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm thủ công tuyệt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Trải qua bao thăng trầm, có những giai đoạn tưởng chừng như sản phẩm gốm Bàu Trúc chỉ còn “nằm kho”, nhưng nhờ du lịch, những tác phẩm “thổi hồn” từ đất sét này đã thực sự “thăng hoa”.

Khách du lịch tham quan, tìm hiểu về nghề làm gốm Chăm Bàu Trúc

"Hồi sinh" nhờ du lịch

Nằm cách TP Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10 km về phía Nam, làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) là nơi duy nhất còn làm gốm hoàn toàn bằng tay. 

Anh Phú Hữu Minh Thuần - Giám đốc Hợp tác xã Gốm Chăm Bàu Trúc chia sẻ: Những năm trước đây, sản phẩm gốm Bàu Trúc gặp rất nhiều khó khăn. Các nghệ nhân làm ra sản phẩm nhưng ít người mua, cuộc sống của họ cũng rất vất vả. Thế nhưng, khoảng 5 năm trở lại đây, gốm Bàu Trúc bỗng nhiên “hút khách”, thậm chí có những lúc “cháy hàng” do không đủ cung cấp cho các khu du lịch. Lượng khách đến tham quan làng gốm ngày càng đông, kéo theo đó là doanh số bán hàng tăng vọt.

Hiện nay, Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Eurowindow Nha Trang đã ký kết hợp đồng đưa khách đến tham quan, tìm hiểu về quy trình làm gốm tại làng. Đồng thời, công ty cũng đặt hàng sản xuất một số sản phẩm gốm trang trí cho khu nghỉ dưỡng 5 sao quốc tế Movenpick Resort Cam Ranh và Radisson Blu Resort Cam Ranh với trị giá hơn 1,8 tỷ đồng. Sau gần 1 năm rưỡi dồn tâm sức, lô hàng đã hoàn thành đúng thời hạn và được đánh giá rất cao.

Điểm đặc biệt của nghề làm gốm Bàu Trúc chính là phương pháp thủ công độc đáo, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Thay vì sử dụng bàn xoay, các nghệ nhân gốm nơi đây dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để “thổi hồn” vào những khối đất sét, tạo nên những sản phẩm tuyệt vời.

Chính điều đặc biệt đó đã giúp gốm Bàu Trúc thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và người dân. Hiện nay, làng gốm Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình, trong đó hơn 80% vẫn gắn bó với nghề. Ngay giữa trung tâm làng là khu vực trưng bày với rất nhiều chủng loại khác nhau, từ bình hoa, ấm nước đến nồi niêu, chum vại... Đặc biệt, ở đây có những tháp tượng mô phỏng vũ nữ Apsara độc đáo.

Theo anh Thuần, gốm Bàu Trúc hiện đang ở giai đoạn “thăng hoa” nhất khi các sản phẩm liên tục có mặt tại các khu biệt thự, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sang trọng 4 - 5 sao trong và ngoài nước. “Hiện nay, gốm Bàu Trúc cũng được du khách quốc tế đến từ Nga, Mỹ, Ý và Nhật Bản yêu thích. Điều đáng mừng hơn nữa là, ngoài việc xuất bán qua các trung gian phân phối, Hợp tác xã Gốm Chăm Bàu Trúc đã có những lô hàng được ký kết và xuất khẩu trực tiếp cho đối tác nước ngoài”, anh Thuần vui vẻ nói.

Trở thành sản phẩm du lịch quan trọng

Ngày 29/11/2022, hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được ghi vào Danh sách Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Kể từ đó, làng gốm Bàu Trúc có những bước “chuyển mình” phát triển bền vững khi sản phẩm gốm làm ra ngày càng nhiều và lượng khách mua tăng lên.

Nghệ nhân gốm Bàu Trúc Đàng Thị Gạch chia sẻ: “Đã già rồi, nhưng tôi say nghề lắm! Một ngày có thể bỏ ăn, nhưng bỏ làm gốm thì không thể, thấy thiếu hụt điều gì đó thiêng liêng”. Nhiều nghệ nhân gốm khác cũng bày tỏ tình yêu với nghề và cho biết nghề gốm đang mang lại cho họ nguồn thu nhập ổn định, giúp phát triển kinh tế gia đình.

Lãnh đạo UBND thị trấn Phước Dân cho biết, hiện nay, địa phương đang quy hoạch 4 ha đất để mở rộng quy mô sản xuất gốm cho các nghệ nhân và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gốm Bàu Trúc”. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong vài năm trở lại đây, khách du lịch đến Ninh Thuận tăng nhanh. Sở đã xây dựng nhiều tour, tuyến du lịch tham quan các làng nghề, đặc biệt là làng nghề gốm Chăm Bàu Trúc. “Làng gốm Bàu Trúc hiện nay là điểm đến ưa thích của đông đảo du khách, nghề gốm Chăm Bàu Trúc cũng trở thành sản phẩm du lịch quan trọng của địa phương trong việc thu hút du khách và phát triển du lịch lâu dài, bền vững”, ông Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, khẳng định: Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Gốm là vật dụng không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm.

Gốm Chăm hiện nay còn hiện diện chủ yếu ở hai làng là Ligok (Trì Đức, tỉnh Bình Thuận) và Hamu Crok (Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận), tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ 12 đến nay. Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất thô sơ từ ngàn xưa.

Xuân Hướng

Báo Lâm Đồng điện tử – baolamdong.vn – Đăng ngày 27/02/2025
Từ khóa: gốm Bàu Trúc, Ninh Thuận, văn hóa Chăm

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034538

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC