Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 22/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Ninh Thuận: Hơn 1.000 học sinh ven biển tham gia diễn tập phòng chống thiên tai

Ninh Thuận: Hơn 1.000 học sinh ven biển tham gia diễn tập phòng chống thiên tai

Cập nhật: 22/01/2018

Sáng 19/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ Nhật Bản tổ chức “Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về thiên tai” tại Trường Trung học cơ sở Trương Văn Ly, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) với tên gọi “Trường học của Sơn Tinh”.

Phát biểu tại buổi diễn tập, ông Nguyễn Anh Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, cho biết, chương trình diễn tập nâng cao nhận thức về thiên tai “Trường học của Sơn Tinh” được xem là hoạt động bổ ích và mang tính giáo dục cao, có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ học sinh mà còn với toàn xã hội.

“Chúng ta cần nhân rộng mô hình trường học an toàn này trong toàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng chống thiên tai và cách ứng phó. Mặc dù động đất và sóng thần không xảy ra thường xuyên nhưng Việt Nam đã từng trải qua các trận động đất mạnh trong quá khứ. Các nhà khoa học đã dự đoán rằng bất kỳ trận động đất nào có cường độ 8,6 độ richter ở Biển Đông có thể gây ra sóng thần cao từ 7 đến 10 mét dọc theo các tỉnh ven biển Việt Nam. Ngoài ra, các tỉnh ven biển này cũng đang ngày càng phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn, khó dự đoán và có sức tàn phá ngày càng cao, như cơn bão Damrey (bão số 12) vừa đổ bộ vào Việt Nam tháng 11 vừa qua. Chỉ tính riêng từ tháng 10 đến tháng 12/2017, thiên tai đã gây ảnh hưởng cho hơn 4 triệu người dân, trong đó hơn 2 triệu người bị ảnh hưởng là phụ nữ và trẻ em. Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, hàng chục nghìn hecta lúa, hoa màu… bị hủy hoại”, ông Linh nhấn mạnh.

Hơn 1000 em học sinh của Trường Trung học cơ sở Trương Văn Ly trực tiếp tham gia khóa tập huấn và diễn tập phòng chống thiên tai và sóng thần

Ông Đào Xuân Lai, Trợ lý giám đốc Quốc gia, Trưởng phòng Môi trường và Biến đổi khí hậu, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) chia sẻ, trẻ em đang trong độ tuổi đến trường là tương lai của đất nước, chính các em cũng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai cần được hỗ trợ và bảo vệ, song các em cũng cần có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ chính mình và giúp đỡ những người xung quanh. Chiến dịch “Trường học của Sơn Tinh” là một phần của dự án khu vực của UNDP nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sóng thần ở một số trường học tại 18 quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, chiến dịch được tổ chức cùng với tổ chức Live and Learn và Báo Sinh viên Việt Nam.

Qua khóa học này các em học sinh nâng cao nhận thức về phòng chống thảm họa thiên tai, sóng thần trong các trường học

Hơn 1.000 em học sinh của Trường Trung học cơ sở Trương Văn Ly, huyện Thuận Nam trực tiếp tham gia khóa tập huấn và diễn tập phòng chống thiên tai và sóng thần. Đây là hoạt động thiết thực và là lần đầu tiên trường học ven biển này được tham gia tập huấn, diễn tập về phòng chống thiên tai. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống thảm họa thiên tai, sóng thần trong các trường học.

Kết thúc buổi diễn tập, các em học sinh cùng các thầy cô giáo đã đi bộ tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai tại cộng đồng mình đang sinh sống./.

Quốc Hùng – Hương Giang

Báo Kinh tế nông thôn
Từ khóa:

Tin liên quan

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

(TITC) – Ngày 16/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản kêu gọi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

(TITC) – Công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Lào Cai là một mô hình tiêu biểu cho phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường. Bằng cách lồng ghép các chính sách bảo vệ môi trường vào chiến lược phát triển, tỉnh đang từng bước

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Quảng Ninh: Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thuyền viên du lịch

Xem tiếp

Tin nổi bật

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Cột mốc Bờ Y – nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039013

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC