Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ninh Thuận tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Ninh Thuận tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Cập nhật: 30/09/2024

UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị các đơn vị phát huy hiệu quả giá trị của các di tích, danh lam thắng cảnh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ngày 27/9, ông Nguyễn Long Biên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết đã ký văn bản gửi các Sở ngành, địa phương về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.

Việc làm này thực hiện theo Công văn số 3656/BVHTTDL-DSVH ngày 27/8/2024 của Bộ VHTTDL về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; và theo đề nghị của Sở VHTTDL tại Tờ trình số 160/TTrSVHTTDL ngày 19/9/2024.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của các Ban, Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Ninh Thuận,… nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh đã được kiểm kê và xếp hạng các cấp.

Vịnh Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) được Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích danh thắng cảnh quốc gia tại Quyết định số 44/QĐ-BVHTTDL ngày 07/01/2020.

Đến nay, Ninh Thuận có 239 di sản văn hóa được đưa vào danh mục kiểm kê, 66 di tích được xếp hạng (2 di tích quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia, 51 di tích cấp tỉnh, bao gồm di tích lịch sử cách mạng, đình, đền, miếu, tháp Chăm); 5 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ninh Thuận cũng là một trong số 21 tỉnh, thành phố có nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo đó, nhằm phát huy hiệu quả giá trị của các di tích, di sản văn hóa, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền giáo dục truyền thống, quảng bá về hình ảnh quê hương, thu hút đông đảo du khách tham quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo yêu cầu của Bộ VHTTDL.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp, các ngành và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 15/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Đức Thảo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – bvhttdl.gov.vn – Đăng ngày 28/09/2024
Từ khóa: di tích quốc gia, Ninh Thuận, tháp Chăm, Unesco, vịnh Vĩnh Hy

Tin liên quan

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Trong những ngày qua, người dân khắp nơi trên cả nước cũng như du khách quốc tế về Đà Nẵng để tham quan, đón chào các sự kiện “Mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025”.

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Độc đáo bức tranh “Cá chép vượt vũ môn” trên cánh đồng lúa Tam Cốc, Ninh Bình

Xem tiếp

Tin nổi bật

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037600

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC