Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Phát hiện di tích người tiền sử ở Ba Bể – Bắc Kạn

Phát hiện di tích người tiền sử ở Ba Bể – Bắc Kạn

Cập nhật: 31/07/2023

Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp với đoàn khảo sát, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khảo sát khảo cổ học và phát hiện một số di tích người tiền sử tại hang Thẳm Un, thuộc thôn Bản Pjạc, xã Quảng Khê (Ba Bể).

Đoàn khảo sát đào thám sát tại hang Thẳm Un

Các di tích chủ yếu là đồ đá, đồ gốm và xương - có niên đại cách đây khoảng 8.000 đến 10.000 năm

Theo PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, căn cứ vào dấu vết để lại trong lòng hang cho thấy, di tích có 1 lớp văn hoá duy nhất dày khoảng 50cm, có độ kết cấu khá tơi xốp, được hình thành bởi đất sét trong hang đá có màu xám sẫm chứa di tích, di vật khảo cổ xen lẫn vỏ nhuyễn thể và xương răng động vật. Hố đào đã phát hiện được dấu tích của 2 bếp cổ trong tầng văn hóa và hàng trăm di vật đá. Đồ gốm tìm thấy ở lớp trên mặt, chưa phát hiện được dấu tích mộ táng.

Tất cả công cụ đá đều được chế tác từ những viên cuội sông suối, được tạo tác bằng kỹ thuật ghè đẽo còn thô sơ, loại hình đơn giản mang đặc trưng công cụ thời sơ kỳ Đá mới có niên đại từ 8.000 đến 10.000 năm cách nay. Đáng chú ý, có một di vật được chế tác từ mảnh đá mỏng, dẹt, hình tứ giác dài, có một lỗ khoan thủng ở một đầu, có thể là vật trang sức dùng để đeo ở cổ. Đây là loại di vật còn hiếm thấy trong các di tích tiền sử ở nước ta.

Các dấu tích xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể ốc là tàn tích thức ăn của người xưa và là bằng chứng của phương thức kiếm sống săn bắt hái lượm của người nguyên thủy hang Thẳm Un.

Những mảnh gốm tìm thấy ở lớp trên có đặc trưng của gốm thời đại Kim khí với độ nung cao, xương gốm khá mỏng, hoa văn thừng mịn niên đại khoảng từ 2.500 năm đến 3.000 năm cách nay. Một số mảnh có dấu vết ám khói màu đen bám chặt, chứng tỏ đồ gốm đã được sử dụng đun nấu.

Kết quả nghiên cứu tổng thể cho thấy, Hang Thẳm Un là một di tích văn hóa tiền sử của nhiều thế hệ cư dân sinh sống. Lớp cư dân sớm nhất thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới có niên đại khoảng 8.000 năm đến 10.000 năm cách nay. Sau đó có đợt địa chấn cục bộ làm cho nhiều tảng đá lớn trên trần hang rơi xuống, khiến cư dân đương thời phải rời bỏ đi nơi khác. Khoảng 2.500 năm đến 3.000 năm cách nay, cư dân thời đại Kim khí đã đến đây cư trú và để lại những di vật đồ gốm trong hang.

Một số di tích tại hang Thẳm Un

Hang Thẳm Un cao khoảng 15m so với chân núi. Cửa hang hình vòm lớn quay về hướng đông chếch nam. Diện tích lòng hang rộng khoảng hơn 100m2. Phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên, hiện tại trên bề mặt hang có rất nhiều tảng đá lớn từ trên trần hang rơi xuống, là bằng chứng của những biến động địa chấn trong quá khứ, hiện tượng này đã thấy khá phổ biến trong một số hang động trên vùng núi Đông Bắc.

Cũng trong đợt khảo sát tại Ba Bể, đoàn khảo sát cũng phát hiện mới một số di tích tiền sử khác tại hang Nặm Lù, ở xã Hoàng Trĩ và hang Thẳm Pán ở xã Quảng Khê. Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục phối hợp xây dựng kế hoạch nghiên cứu sâu hơn những địa điểm này trong thời gian tới./.

Việt Bắc

Báo Bắc Kạn – baobackan.com.vn – Đăng ngày 04/07/2023
Từ khóa: Ba Bể, Bắc Kạn, Di tích người tiền sử

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032808

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC