Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Phát hiện loài vượn hiếm ở Đông Dương

Phát hiện loài vượn hiếm ở Đông Dương

Cập nhật: 23/09/2010

Các nhà khoa học Đức hôm qua tuyên bố họ phát hiện một loài vượn quý hiếm trong những khu rừng nhiệt đới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Một con vượn mào đen không thuộc loài mới được tìm thấy.

Ảnh: flickr.com.

AFP dẫn lời các nhà khoa học thuộc Trung tâm Linh trưởng Đức (DPZ) cho biết, loài vượn nói trên có tên khoa học là Nomascus annamensis hay vượn mào đen. Các nhà khoa học phát hiện vượn mào đen nhờ một “bài hát” rất đặc trưng của chúng.

“Kết quả phân tích gene, tần số và nhịp độ tiếng kêu của vượn mào đen cho thấy đó là một loài mà giới khoa học chưa từng biết”, Christian Roos, một chuyên gia của DPZ, khẳng định.

Theo thông báo của DPZ, “bài hát” mà họ phân tích được dùng để cảnh báo những kẻ định xâm nhập vào lãnh địa. Rất có thể trước đây con người từng tạo ra những “ca khúc” như vậy.

Vượn mào đen đực có bộ lông đen dày nhưng khi ra ánh sáng mặt trời lông của chúng dường như chuyển sang màu bạc. Lông ngực của chúng có màu nâu, còn hai má có màu cam. Những con cái được bao phủ bởi bộ lông màu cam.

Nhóm vượn có mào chỉ được tìm thấy tại Việt Nam, Lào, Campuchia và phía nam Trung Quốc. Trước đây các nhà khoa học cho rằng chỉ có 6 loài thuộc nhóm này, nhưng phát hiện của DPZ cho thấy ít nhất 7 loài vượn có mào đang tồn tại.

Giới khoa học không biết bao nhiêu loài vượn còn sống trên thế giới, song chúng đang bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng bởi nạn săn trộm. Người ta săn bắt chúng để nuôi, làm thức ăn hoặc chế biến thuốc cổ truyền. Roos cho biết, nhiều loài vượn chỉ còn khoảng 100 cá thể.

Giống như đười ươi, khỉ đột, tinh tinh, khỉ bonobo, vượn thuộc nhóm động vật linh trưởng – họ hàng gần gũi nhất của loài người.

Theo Minh Long

VnExpress
Từ khóa:

Tin liên quan

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thời gian qua, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng công tác bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Thách thức với “du lịch xanh”

Khái niệm điểm đến xanh đang dần được xác lập như một chiến lược trong định hướng phát triển. Một số địa phương, doanh nghiệp trên cả nước đã và đang chủ động chuyển mình theo hướng bền vững dù còn chậm và chưa đồng đều.

Tái chế đến tái sinh

Khám phá Kỳ Co, điểm đến lý tưởng mùa hè

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038062

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC