Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 25/06/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Phát triển du lịch gắn với di sản: Cần bài bản và trách nhiệm

Cập nhật: 21/05/2025

Phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa là xu thế tất yếu. Những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, phong tục tập quán... là nguồn tài nguyên quý giá, tạo nên sức hấp dẫn riêng cho du lịch. Tuy nhiên, nó chỉ có thể bền vững nếu chúng ta bảo vệ và khai thác di sản một cách bài bản, có trách nhiệm...


Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) thu hút du khách, đem lại sinh kế cho hàng ngàn lao động địa phương. Ảnh: Đình Minh.

Du lịch di sản bùng nổ

Không chỉ được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam, Tràng An (Ninh Bình) còn là minh chứng sinh động cho mô hình phát triển du lịch gắn với di sản một cách bài bản và bền vững. Năm 2024, ngành du lịch Ninh Bình đón tới 8,7 triệu lượt khách, doanh thu đạt hơn 9.100 tỷ đồng - trong đó, lượng khách đến Tràng An chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của di sản khi được khai thác đúng hướng, vừa bảo tồn giá trị văn hóa - thiên nhiên, vừa tạo sinh kế cho cộng đồng.

Hay như ngay tại Hà Nội, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút đông đảo du khách. Tại đây, các sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ như tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và hiệu ứng 3D Mapping… hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị di tích đã và đang được tích cực triển khai.

TS Hoàng Thị Điệp - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (nay là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam), cho biết hoạt động du lịch dựa vào văn hóa, di sản ở nhiều nơi đã và đang trở thành động lực sinh kế, ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Du lịch văn hóa, di sản vừa tạo ra thu nhập, việc làm vừa tạo nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

“Một phần doanh thu từ du lịch di sản được quay trở lại tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, phục dựng và quản lý di sản. Đó chính là lợi ích kép của du lịch kết hợp di sản” - TS Hoàng Thị Điệp nhấn mạnh.

TS Trần Hữu Sơn - Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch cho rằng, trong nhiều năm qua, chiến lược phát huy di sản để phát triển du lịch của Việt Nam đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt.

Theo ông Sơn, để có được sự thành công đó, nhiều địa phương có di sản đã chú trọng khai thác phát triển theo hướng bền vững như Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình… Các địa phương này đã tiến hành khảo sát, thống kê toàn bộ nguồn lực di sản trên địa bàn, xây dựng hồ sơ di sản bài bản, đồng thời xác định rõ mục tiêu phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường và gìn giữ giá trị văn hóa.

Hướng đi nào để bền vững?

Khai thác di sản để phát triển du lịch mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, song cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Tại nhiều địa phương, lượng du khách tăng nhanh gây quá tải hạ tầng, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và làm suy giảm giá trị nguyên bản của di sản. Khi chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, sẽ dẫn đến nguy cơ “du lịch hóa” không gian di sản, khiến trải nghiệm văn hóa trở nên thương mại, mất đi tính độc đáo.

Bài toán đặt ra hiện nay là làm sao để phát triển du lịch gắn với di sản một cách hài hòa, vừa khai thác hiệu quả giá trị di sản, vừa bảo tồn và gìn giữ nguyên vẹn tính nguyên gốc của nó. Nhiều chuyên gia cho rằng, giải pháp nằm ở việc quản lý du lịch theo hướng bền vững và có trách nhiệm.

Để di sản không bị quá tải trong quá trình khai thác phát triển du lịch, TS Trần Hữu Sơn nhấn mạnh, tuyệt đối không đánh đổi di sản lấy kinh tế. Theo ông Sơn, để di sản không bị quá tải trong quá trình khai thác và phát triển du lịch, cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc không bao giờ được đánh đổi giá trị của di sản để lấy lợi ích ngắn hạn. Thực tế đã có những địa phương phát triển du lịch ồ ạt và phải trả giá đắt cho sự đánh đổi đó.

Đặc biệt, nếu trao toàn quyền khai thác cho doanh nghiệp, di sản rất dễ bị khai thác triệt để vì mục tiêu lợi nhuận. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ về môi trường mà còn làm mai một các giá trị văn hóa.

Cùng quan điểm, TS Hoàng Thị Điệp cho rằng, để phát triển du lịch văn hóa, di sản đúng hướng và bền vững, cần định hướng hoạt động du lịch và các hoạt động dân sinh khác trong lòng di sản một cách bền vững. Quy định chi tiết về quy tắc ứng xử với di sản. Khuyến khích cộng đồng địa phương chủ động cùng tham gia quản lý di sản, gắn lợi ích của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Còn theo ThS. Nguyễn Đắc Tới - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu di sản (Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển), bảo tồn di sản cần bắt đầu từ quy hoạch tổng thể, xác định sức chứa, giới hạn lượng khách theo thời gian và ứng dụng công nghệ quản lý như vé điện tử, đặt chỗ trước, camera giám sát. Các công trình phục vụ du lịch phải kiểm soát chặt chẽ về quy mô, thiết kế để không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc gốc.

Ông Tới đề xuất phân luồng khách hợp lý, phát triển điểm đến vệ tinh, tổ chức tour theo chủ đề để giảm tải cho khu trung tâm và tăng trải nghiệm. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức gìn giữ di sản trong cộng đồng và đội ngũ làm du lịch; chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, phát triển sản phẩm du lịch gắn với văn hóa và lợi ích người dân.

Phạm Sỹ

Báo Đại Đoàn kết – daidoanket.vn – Đăng ngày 19/5/2025
Từ khóa: di sản, di tích, du lịch, Ninh Bình, Quốc Tử Giám, Tràng An, Unesco, Văn Miếu

Tin liên quan

Vẻ đẹp nguyên sơ của thác Khuổi Lò (Bắc Kạn)

Ẩn mình giữa núi rừng nguyên sơ của xã Đôn Phong (Bạch Thông, Bắc Kạn), thác nước Khuổi Lò thuộc thôn Bản Chiêng là một thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình hiếm có. Những ngày hè oi bức rất nhiều người đã đến

Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững

Lào Cai đang đẩy mạnh các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, gắn với phát triển kinh tế xanh, góp phần duy trì cân bằng sinh thái và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững toàn diện.

Nam Định: Bảo tồn, phát huy giá trị nhiều di sản của tiền nhân

Mở rộng không gian, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển

Du lịch Huế cân bằng và khác biệt

Xem tiếp

Tin nổi bật

Mở rộng không gian, thúc đẩy du lịch địa phương phát triển

Du lịch Huế cân bằng và khác biệt

Đồng Nai – Nơi mạch nguồn văn hóa hội tụ và phát triển

Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững

Phan Thiết tiếp tục khẳng định là điểm đến an toàn, hấp dẫn

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC