Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Phát triển du lịch sinh thái ở Bắc Cạn

Phát triển du lịch sinh thái ở Bắc Cạn

Cập nhật: 05/03/2018

Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, trên cánh đồng rộng lớn thường bỏ hoang của đồng bào Mông và Dao thôn Đồng Luông, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới (Bắc Cạn) xuất hiện cánh đồng hoa rực rỡ, thu hút nhiều khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Cánh đồng hoa không chỉ tạo cảnh sắc nhộn nhịp ở một vùng quê vốn đìu hiu thưa vắng mà còn mang lại nguồn thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Cạn) thênh thang, thoáng rộng, xuyên qua những triền đồi, núi, người đi đường ngạc nhiên khi thấy cánh đồng hoa rực rỡ nằm ngay bên đường. Thảm hoa đủ sắc mầu như mời gọi khiến không ít người phải dừng xe xuống tận nơi chiêm ngưỡng. Đồng Luông là thôn vùng cao của xã Quảng Chu, với toàn bộ số dân là đồng bào các dân tộc Mông, Dao, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ canh tác chưa cao. Khi chưa có tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới đi qua, thôn Đồng Luông nói riêng và các xã dọc tuyến nói chung nằm cách biệt với trung tâm huyện Chợ Mới. Trước đây, cánh đồng của đồng bào thôn Đồng Luông thường bỏ hoang vào vụ đông xuân, Công ty cổ phần Hà Linh (Thái Nguyên) đã thuê đất để trồng hoa tam giác mạch, hoa bướm, hoa violet, hoa cải..., xây dựng cơ sở vật chất để phát triển vùng du lịch sinh thái. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cánh đồng hoa nở rộ, rất đẹp mắt, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm... Tam giác mạch là loài hoa đặc hữu của miền đất Hà Giang nay nở rộ ở vùng đất này đã tạo nên sức hút đối với du khách. Việc thuê đất để trồng hoa đã mở ra một hướng đi triển vọng, cho thu nhập khá cao, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương ngay trên đồng đất của mình. Bên cạnh đó, người dân còn tiếp nhận kỹ thuật trồng các loại hoa để những năm sau tự trồng, tổ chức đón khách du lịch tham quan. Những cánh đồng thiếu nước, bỏ hoang vào vụ đông xuân đã được chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng hoa phục vụ du lịch hiệu quả. Nhất là khi tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới được đưa vào sử dụng, việc đi lại được thuận lợi hơn, từ Thủ đô Hà Nội lên tới thôn Đồng Luông chỉ còn khoảng gần hai giờ đồng hồ, du khách từ Thái Nguyên lên cũng rất thuận lợi. Huyện Ba Bể cũng vừa thí điểm mô hình trồng hoa cải kết hợp du lịch sinh thái ven sông Năng, gần hồ Ba Bể. Người dân trồng hoa cải chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, được hỗ trợ tiền thuê đất, công lao động và giống. Vườn cải mở cửa thu tiền vé tham quan, chụp ảnh cưới, cho thuê trang phục dân tộc... thu hút đông khách du lịch. Việc phát triển các mô hình trồng hoa gắn với du lịch sinh thái ở Bắc Cạn đã bước đầu có hiệu quả, đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã từng bước thay đổi tư duy, thay đổi cách phát triển kinh tế để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài, ảnh: TUẤN SƠN

NDO
Từ khóa: Bắc Cạn, du-lich-sinh-thai, Tết Nguyên đán Mậu Tuất

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033256

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC