Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Phim về bảo tồn voọc của Việt Nam đoạt giải Liên hoan Phim quốc tế về Rừng

Phim về bảo tồn voọc của Việt Nam đoạt giải Liên hoan Phim quốc tế về Rừng

Cập nhật: 03/07/2023

Ngày 30/6, WWF cho biết, bộ phim về một nhóm cộng đồng tại xã Tam Mỹ Tây cùng chung tay bảo vệ loài voọc chà vá chân xám, một loài cực kỳ nguy cấp, đã đoạt giải Nhì thể loại Phim tài liệu ngắn tại Liên hoan Phim quốc tế về Rừng năm 2023.

Phim Tam Mỹ Tây đoạt giải Liên hoan Phim quốc tế về Rừng.

Bộ phim do WWF-Việt Nam và hãng phim Melt Films đồng sản xuất, được thực hiện nhằm tôn vinh nhóm Tiên phong bảo tồn đầy tận tụy và đam mê - những người đã truyền cảm hứng cho cộng đồng của họ cùng hợp tác bảo vệ những cá thể voọc cuối cùng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Ông Nguyễn Đình Phước, Quản lý Dự án Leading the Change của WWF-Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất vui và hoàn toàn bất ngờ khi câu chuyện về nhóm được đạt giải liên hoan phim quốc tế. Tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở Khu vực Trung Trường Sơn là một trong những mục tiêu trọng tâm của WWF".

Nhóm Tiên phong bảo tồn voọc đầy tận tụy và đam mê.

Theo ông Nguyễn Đình Phước, quần thể voọc ở xã Tam Mỹ Tây từng rất phong phú. Nhưng số lượng của chúng đã giảm xuống còn khoảng 50 cá thể vào năm 2018, phân bố trên bốn mỏm núi nhỏ có rừng tự nhiên và cách xa nhau. Sinh cảnh bị suy thoái, săn bắn và biến đổi khí hậu là những mối đe dọa chính đối với sự tồn tại của loài.

"Bộ phim đã cho thấy sức mạnh tập thể của những con người tận tâm và tràn đầy đam mê khi phối hợp cùng nhau sẽ tạo ra những thay đổi đáng kinh ngạc”, ông Nguyễn Đình Phước nói.

Bộ phim đã cho thấy sức mạnh tập thể của những con người tận tâm và tràn đầy đam mê bảo tồn loài chà và chân xám.

Bộ phim, với tên gọi Tam Mỹ Tây, kể về nhóm Tiên phong bảo tồn loài chà vá chân xám tại Tam Mỹ Tây. Nhận thấy sinh cảnh của voọc tại địa phương bị chia cắt bởi những cánh rừng keo - đe dọa sự phát triển của loài - một chủ rừng nhỏ đã kêu gọi sự giúp đỡ và chung tay từ cộng đồng. Với sự hỗ trợ của WWF-Việt Nam và GreenViet, nhóm đã có nhiều hoạt động hiệu quả để bảo vệ loài này.

Giám đốc sản xuất phim Tam Mỹ Tây James Thomson cho biết: “Tất cả chúng ta đều có vai trò trong bảo vệ tương lai của voọc chà vá chân xám, bởi vì đó là một thí dụ về sự cân bằng giữa nhu cầu của con người và sự tồn tại của thiên nhiên. Cộng đồng Tam Mỹ Tây đã phát triển một mối quan hệ chặt chẽ giữa voọc và người. Tôi hy vọng câu chuyện của họ sẽ truyền cảm hứng cho các cộng đồng khác cùng chung tay bảo tồn và nhận ra sức mạnh mà họ nắm giữ để thay đổi mọi thứ”.

Cảnh hậu trường phim Tam Mỹ Tây.

Liên hoan Phim quốc tế về Rừng là sự kiện điện ảnh hằng năm cho các thể loại phim ngắn và là diễn đàn để các nhà làm phim trên khắp thế giới chia sẻ những câu chuyện về rừng. Chủ đề của năm 2023 là “Rừng phát triển. Tương lai thịnh vượng”, hướng đến làm nổi bật vẻ đẹp và sự đa dạng sinh học phong phú, những mối đe dọa và cơ hội phục hồi hệ sinh thái rừng.

Năm nay, 83 bộ phim của các nhà làm phim ở 26 quốc gia đã tranh giải ở năm hạng mục phim và phim Tam Mỹ Tây nằm trong số mười bộ phim được lựa chọn trao giải.

Những bộ phim đoạt giải sẽ được Hội đồng Rainforest Partnership trình chiếu tại các buổi chiếu của Liên hoan phim. Phim Tam Mỹ Tây cũng được chọn để trình chiếu và tranh giải tại Liên hoan Phim về môi trường, IFF Ekotopfilm-Envirofilm 2023 tại Slovakia vào tháng 9 tới.

Hoa Lan

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 2/06/2023
Từ khóa: bảo tồn voọc, Liên hoan phim, Phim quốc tế về Rừng, Tam Mỹ Tây, voọc chà vá chân xám, WWF-Việt Nam

Tin liên quan

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tích cực tuyên truyền ý nghĩa của biển, hải đảo đồng thời triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036605

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC