Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Phú Yên: Cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Phú Yên: Cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng

Cập nhật: 06/11/2015

Phú Yên có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, tỉnh đang có những chính sách xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ. Tuy nhiên để hấp dẫn du khách hơn nữa, Phú Yên cần phải tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng riêng.

Tài nguyên du lịch ở Phú Yên đa dạng và phong phú khi có những bãi biển đẹp như Bãi Môn – Mũi Điện với ngọn hải đăng hàng trăm năm tuổi, thắng cảnh Gành Đá Đĩa “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam…Bên cạnh đó là không gian văn hóa nghệ thuật dân gian bài chòi đang được lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là Văn hóa phi vật thể của nhân loại . Ngoài ra, các sinh hoạt văn hóa truyền thống gắn liền với tâm thức về biển như: Lễ hội cầu ngư, hò bá trạo…Tất cả làm cho diện mạo du lịch của Phú Yên có gắn kết giữa giá trị thiên nhiên với giá trị nhân văn.

Tiềm năng, lợi thế nhiều nhưng du lịch Phú Yên chưa phát triển. Năm 2014, toàn tỉnh đón hơn 755.000 lượt khách du lịch (có hơn 77.000 lượt khách quốc tế), doanh thu đạt hơn 675 tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2015, mặc dù dịch vụ du lịch được đánh giá là có bước phát triển nhưng cũng chỉ có hơn 600.000 lượt khách du lịch đến với Phú Yên (trong đó khách quốc tế là 2.900 lượt), doanh thu đạt 54,34 tỷ đồng. Ông Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên thừa nhận: Phú Yên có rất nhiều tiềm năng nhưng so với yêu cầu và mong muốn của thì vẫn chưa đáp ứng được. Chất lượng và sản phẩm du lịch của Phú Yên còn nghèo nàn và chưa có đặc trưng… Thực tế cho thấy, sản phẩm du lịch của Phú Yên chỉ dừng lại ở việc đưa du khách đi ngắm Gành Đá Đĩa, Bãi Môn – Mũi Điện; ngắm san hô tại các hòn đảo ven bờ và thưởng thức đặc sản biển. Những tour độc đáo hấp dẫn du khách còn hạn chế. Theo ước tính, có tới 60% số du khách chỉ ghé qua Phú Yên rồi đến các điểm du lịch khác, không lưu trú hoặc lưu trú 1 đêm. Bên cạnh đó dịch vụ giải trí ban đêm cũng chưa có. Một trong những nút thắt khiến du lịch Phú Yên chưa thực sự tạo được bứt phá là sự thiếu sự kết nối của các điểm đến. Toàn tỉnh có 18 di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Tuy nhiên chưa có sự phối hợp tốt giữa Ban quản lý các khu di tích này với các công ty lữ hành. Vì vậy nhiều di tích chưa được đưa vào thành tuyến, điểm tham quan thường xuyên của các tour du lịch. Ông Nguyễn Thành Tâm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết: Các di tích nằm rải rác ở nhiều địa phương. Tỉnh mới chỉ tập trung khai thác các di tích phục vụ du lịch ở hai tuyến chính là phía bắc từ thành phố Tuy Hòa đi Đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, nhà thờ Mằng Lăng, thành An Thổ; tuyến phía nam từ thành phố Tuy Hòa đi Vũng Rô tham quan bến tàu không số và danh thắng Bãi Môn – Mũi Điện… Cùng với sự thiếu hấp dẫn và tính liên kết trong xây dựng các sản phẩm du lịch, hạn chế về cơ sở vật chất có lẽ cũng là lý do khiến cho Phú Yên kém hấp dẫn. Lợi thế lớn nhất của Phú Yên là du lịch nghỉ dưỡng biển nhưng trong tổng số 125 cơ sở lưu trú vẫn chưa có khu nghỉ dưỡng thực sự. Với mong muốn hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch, giai đoạn 2011-2015, tỉnh Phú Yên đã kêu gọi được 26 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký 45.674 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện chỉ có 9 dự án đi vào hoạt động từng phần; 1 dự án đã khởi công nhưng ngừng triển khai xây dựng; các dự án còn lại chưa triển khai xây dựng… Để ngành du lịch phát triển, tỉnh Phú Yên đang nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, trong đó, việc tạo ra sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của địa phương được cả doanh nghiệp lẫn các nhà quản lý quan tâm. Theo ông Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, ngành sẽ nghiên cứu thêm một số loại hình du lịch văn hóa. Ví dụ với Gành Đá Đĩa - một danh thắng độc nhất vô nhị của Việt Nam, chúng tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư vào khu vực này gọi là “Khu du lịch văn hóa đá”. Ở đây từ nhà hàng, resot, cho đến cả đường đi… đều được thiết kế xây dựng bằng đá. Bên cạnh đó cũng sẽ xây dựng một số điểm du lịch mang tính chất cộng đồng ở làng rau Ngọc Lãng (thành phố Tuy Hòa); buôn Lê Diêm (huyện Sông Hinh), buôn Xí Thoại (huyện Đồng Xuân)… Trong khi đó, các doanh nghiệp du lịch lại mong muốn có một sản phẩm khác chứ không phải là đơn thuần là du lịch biển. Ông Lê Hoàng Anh Tùng, Giám đốc Công ty Du lịch Tuy Hòa (Tuy Hoa Tourist) nói: Chúng ta cần định hình một mô hình phát triển riêng cho Phú Yên. Cùng một dải Duyên hải Miền trung nếu cứ phát triển du lịch biển thì sẽ rất khó. Nhất là khi Phú Yên nằm giữa hai địa phương đang phát triển rất mạnh về du lịch là Quy Nhơn (Bình Định) và Nha Trang (Khánh Hòa)…/.

dangcongsan.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036932

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC