Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Cập nhật: 16/05/2025

Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân tiếp cận với cách làm du lịch cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đã giúp đồng bào vùng cao huyện Bắc Trà My tiếp cận cách làm du lịch cộng đồng ngày càng tốt hơn.


Người dân Bắc Trà My được tập huấn làm du lịch cộng đồng trong thời gian qua. Ảnh: Diễm Lệ

Trang bị kỹ năng làm du lịch

Với lợi thế là huyện miền núi có nhiều thắng cảnh thiên nhiên, huyện Bắc Trà My đã hướng dẫn người dân cách làm du lịch cộng đồng dựa vào thiên nhiên. Làng du lịch cộng đồng Cao Sơn tại tổ 1B (thôn Long Sơn, xã Trà Sơn, Bắc Trà My) cách trung tâm huyện Bắc Trà My khoảng 6km về phía tây.

Làng có tổng diện tích tự nhiên 10ha với 34 hộ là đồng bào Ca Dong đang sinh sống. Điều kiện tự nhiên và cư dân nơi đây có những thuận lợi trong phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Ven làng có một số bãi đá núi và suối tự nhiên với nguồn nước trong lành.

Đồng bào nơi đây còn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương như múa cồng chiêng, cúng máng nước, cúng mừng lúa mới, duy trì hoạt động đan lát mây tre truyền thống; giữ gìn lối sinh hoạt tại nhà sàn truyền thống.

Trước đây, đồng bào Ca Dong địa phương rất e ngại mỗi khi có các đoàn khách đến tham quan, người dân chưa biết cách giới thiệu về cảnh đẹp cũng như đặc sản cho du khách thưởng thức.


Các điệu múa truyền thống của đồng bào Cadong trở thành sản phẩm phục vụ du lịch cộng đồng tại làng Cao Sơn. Ảnh: Thúy Vân

Thực hiện Nghị quyết số 58 của HĐND huyện về “Phát triển du lịch huyện Bắc Trà My giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030”, huyện Bắc Trà My đã mở 2 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng về du lịch cho cộng đồng tại thôn Long Sơn cho gần 100 người.

Hiện nay, thôn Long Sơn đã thành lập được 1 câu lạc bộ cồng chiêng với 26 thành viên. Có 7 hộ dân trong thôn đã phục dựng nhà sàn truyền thống để có thể phục vụ ẩm thực, lưu trú cho khách du lịch.

Chị Đinh Thị Hương (một người dân thôn Long Sơn) phấn khởi nói: “Khi tham gia các lớp tập huấn, chúng tôi được cán bộ hướng dẫn cách giao tiếp, quy trình đón tiếp khách du lịch. Chúng tôi còn được hướng dẫn cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch, quản lý đoàn khách và các vấn đề phát sinh trong quá trình khách đến tham quan như vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả…”.

Hiện nay, làng Cao Sơn đã mạnh dạn nhận, đón tiếp rất nhiều đoàn khách đến từ Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Những người hướng dẫn thì có nguồn thu nhập khoảng 500 nghìn đồng trong 1 buổi đón khách. Ngoài ra, bà con còn bán được rất nhiều sản phẩm như mật ong, rau rừng, các sản phẩm đan lát của người Ca Dong với giá từ 100 đến 500 nghìn đồng/sản phẩm.

Phát huy lợi thế địa phương

Cách không xa Làng du lịch cộng đồng Cao Sơn còn có một số điểm tham quan du lịch tiềm năng khác như Khu di tích lịch sử Trung Trung Bộ - Nước Oa, hồ thủy điện sông Tranh 2 (cách 6km), Quảng trường văn hóa huyện (cách 4km), một số suối, thác khá đẹp tại xã Trà Giang, Trà Tân, Trà Bui, Làng Mường (xã Trà Giang)…


Du khách trải nghiệm trò chơi nhảy sạp của đồng bào Mường. Ảnh: Diễm Lễ

UBND huyện Bắc Trà My cũng đã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng mềm về phục vụ du lịch cho người dân. Ngoài ra, địa phương còn nâng cao kỹ năng xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ phục vụ du khách cho cán bộ quản lý và thành viên ban quản lý hoạt động du lịch.

Ông Bùi Văn Quyên (thôn 3, xã Trà Giang) cho hay: “Trước đây, người Mường chúng tôi vẫn duy trì sinh hoạt nhảy sạp, đánh chiêng trong các dịp lễ, tết. Trong gia đình chúng tôi vẫn sử dụng các sản phẩm truyền thống được đan lát từ mây, tre. Tuy nhiên, bà con không biết làm ra những sản phẩm này để bán cho khách tham quan.

Được tập huấn về cách làm du lịch, hiện nay, chúng tôi đã thành lập Chi hội nghề nghiệp mây tre đan người Mường với hơn 50 hội viên nông dân tham gia. Sản phẩm của chúng tôi được trưng bày, giới thiệu tại nhiều hội chợ, triển lãm và được du khách đặt mua, tạo thêm nguồn thu nhập ổn định”.

Hiện nay, huyện Bắc Trà My tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch huyện giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều hoạt động xúc tiến du lịch.

Bao gồm: quảng bá điểm đến Bắc Trà My trên cẩm nang du lịch Việt Nam, xây dựng đưa vào sử dụng “app” du lịch Bắc Trà My, phát hành sổ tay du lịch Bắc Trà My, tổ chức các đoàn famtrip khảo sát du lịch…

Địa phương cũng xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm văn hóa đặc trưng của địa phương. Đồng thời, tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người dân địa phương để phát triển du lịch bền vững.

Diễm Lệ - Thúy Vân

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 16/5/2025
Từ khóa: Bắc Trà My, cồng chiêng, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, Quảng Nam, văn hóa truyền thống

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036665

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC