Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Khai thác tiềm năng du lịch miền núi

Quảng Nam: Khai thác tiềm năng du lịch miền núi

Cập nhật: 13/05/2009

Theo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” của tỉnh Quảng Nam, bên cạnh thế mạnh có cả hai di sản văn hóa thế giới nổi tiếng trên cả nước là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam còn có lợi thế phát triển loại hình du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử, mang đậm bản sắc cộng đồng các dân tộc miền núi.

Trong đó, khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái là các huyện phía tây như: Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang... đặc biệt là các điểm du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hóa ở thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Khu vực này có nhiều khu rừng nguyên sinh, suối nước nóng, thác nước, các di tích cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, bản làng dân tộc,...

Huyện Đông Giang cũng là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách quốc tế trong hành trình du lịch khám phá đường Hồ Chí Minh với một số điểm du lịch sinh thái như hồ Ban Mai nằm trên trục quốc lộ 14B thuộc xã Ba (Đông Giang) với dòng nước mát trong, vẫn còn giữ vẻ hoang sơ, nằm giữa rừng nguyên sinh thích hợp để phát triển du lịch sinh thái; khu Hang Gợp (thuộc xã Mà Cooih) đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, đang được quy hoạch thành khu du lịch trong hệ thống tham quan tuyến đường Hồ Chí Minh...

Huyện Tây Giang cũng có đường Trường Sơn vắt ngang qua điểm tham quan tại trung tâm cụm xã A Zích, địa đạo ở xã A Nông, khu vực trung tâm hành chính huyện với làng truyền thống Cơtu tại A Tiêng, thôn Pơ Ning thuộc xã Lăng còn giữ nguyên nét văn hóa độc đáo của đồng bào...

Tiềm năng lớn nhưng việc đầu tư, khai thác du lịch miền núi ở Quảng Nam mới chỉ là bước khởi đầu. Nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đến khảo sát và dự định đầu tư một số dự án như: xây dựng làng truyền thống Bhơ Hồông (từ tháng 4/2008) được doanh nghiệp Le Nguyen Travel khai thác khách; đầu tư suối nước nóng cách làng Bhơ Hồông 500m; hồ Ban Mai (xã Ba) rộng 2,7ha do Công ty TNHH Duy Linh xúc tiến đầu tư...

Năm 2009, một số điểm du lịch mới của huyện Phước Sơn sẽ được triển khai khảo sát, quy hoạch để xây dựng một số tour, tuyến tham quan du lịch miền núi, đa dạng sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tạo điều kiện kết nối với du lịch tại Hội An, Mỹ Sơn...

(TTTTDL)

Báo Quảng Nam
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036158

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC