Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Quảng Nam: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP

Cập nhật: 27/12/2022

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là một trong số ít địa phương có nhiều sản phẩm OCOP khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.

Sản phẩm OCOP Điện Bàn đã tạo thương hiệu, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: V.L

Triển khai từ năm 2018, đến nay Chương trình OCOP Điện Bàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo sự lan tỏa, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đến năm 2022, Điện Bàn có 24 sản phẩm của 17 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, hầu hết thuộc nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thực phẩm chế biến.

Một số sản phẩm OCOP như nước măng tây xanh Gò Nổi (Điện Quang), bột ngũ cốc Hương Bột (Vĩnh Điện), nước mắm Hà Quảng (Điện Dương), gỗ nghệ thuật Âu Lạc (Điện Phong)... dần tạo chỗ đứng trên thị trường với số lượng tiêu thụ lớn.

Vài năm gần đây, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của thị xã Điện Bàn đã không còn xa lạ với người tiêu dùng bởi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.

Bà Lê Thị Hương - chủ Cơ sở sản xuất sản phẩm xanh Hương Bột chia sẻ, từ khi sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và đạt chứng nhận 3 sao (năm 2019), lượng hàng tiêu thụ khá mạnh, bình quân mỗi tháng doanh số bán ra đạt 100 - 150 triệu đồng, thị trường tiêu thụ hầu như cả nước.

Sản phẩm OCOP Điện Bàn đã tạo thương hiệu, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: V.L

Rất nhiều cơ chế, chính sách dành cho phát triển, tiêu thụ sản phẩm nông thôn đã được các cấp, ngành của tỉnh và thị xã Điện Bàn ban hành, hướng dẫn nhằm phát triển sản phẩm nông thôn theo chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm thế mạnh theo hướng đa dạng hóa, chế biến sâu.

Ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế Điện Bàn khẳng định, Chương trình OCOP không chỉ khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, hộ kinh doanh phát triển sản phẩm gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà còn giúp gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, từng bước đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường…

“Ngoài hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức tham gia Chương trình OCOP (xác định ý tưởng, xây dựng mẫu phiếu, xây dựng phương án và triển khai phương án kinh doanh vào thực tiễn từng đơn vị...), việc áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với chủ thể, sản phẩm cũng được đơn vị triển khai thường xuyên, từ đào tạo, tập huấn đến hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, xây dựng thương hiệu…

Qua đó, giúp xây dựng sản phẩm không chỉ có hình thức đẹp mà còn đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng” - ông Chơi nói.

Khánh Linh

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 27/12/2022
Từ khóa: làng nghề, Quang-Nam, sản phẩm OCOP

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039644

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC