Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Kỳ vọng Khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học tại sông Đầm

Quảng Nam: Kỳ vọng Khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học tại sông Đầm

Cập nhật: 05/10/2023

Một khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học hệ sinh thái sông Đầm (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đang được kỳ vọng sẽ thành hiện thực, khi tiềm năng về các loài động thực vật cũng như thiên nhiên tại đây quá lớn.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh khảo sát tại sông Đầm. Ảnh: X.H

Ngay trong chiều 4/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã có cuộc khảo sát thực tế tại khu vực sông Đầm. Tại đây, công tác bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước và đa dạng sinh học sông Đầm đã được nhìn nhận.

Đa dạng sinh học

Theo Quy hoạch chung TP.Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sông Đầm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đô thị sinh thái Tam Kỳ và đầy tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái.

Sông Đầm có diện tích mặt nước khoảng 200ha, trong đó tổng lưu vực hồ, bao gồm cả những làng xung quanh khoảng 650ha. Sông Đầm có hệ sinh thái nước ngọt đa dạng, phong phú đặc trưng của khu vực Nam Trung Bộ. Chưa kể, nơi này gắn với Địa đạo Kỳ Anh và đang được chính quyền TP.Tam Kỳ hướng đến hình thành Quần thể di tích Địa đạo Kỳ Anh - Bãi Sậy Sông Đầm trong tương lai.

Một phần hệ sinh thái sông Đầm nhìn từ trên cao. Ảnh: L.Q

Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam mới đây, tại khu vực sông Đầm quy tụ khá nhiều loài động, thực vật. Cụ thể, động vật có xương sống ghi nhận được 81 loài thuộc 53 họ và 20 bộ. Tại đây cũng có 33 loài cá khác nhau thuộc 21 họ, 11 bộ và 1 loài lươn đồng. Còn có 16 loài bò sát, ếch nhái được ghi nhận tại khu vực sông Đầm.

Ngoài ra, có 31 loài chim, trong đó, đáng chú ý là loài "cò nhạn" nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007. Động vật không xương sống ghi nhận 214 loài và có 211 loài côn trùng. Với thực vật bậc cao, tại đây ghi nhận 170 loài thuộc 74 họ.

Điều đặc biệt khác, theo nhận định của giới chuyên gia, hệ sinh thái thực vật sông Đầm là nơi các loài cây ngập nước sinh trưởng. Chưa kể, dọc hai bên bờ sông Đầm, những hàng cây lau, sậy mọc um tùm cùng với những diện tích trồng sen khiến nơi đây trở thành thảm thực vật đa dạng, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim quý hiếm, thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.

Nỗ lực bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái

Nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý, bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng sinh học sông Đầm đã được UBND TP.Tam Kỳ triển khai. Trong đó, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm soát nguồn nước đầu vào sông Đầm. Hằng năm, địa phương hỗ trợ kinh phí và truyên truyền, hướng dẫn người dân trồng sen tạo cảnh quan phục vụ du lịch với diện tích khoảng 15ha/năm.

Thả cá xuống sông Đầm tại Lễ phát động. Ảnh: Q.T

Các ngành chức năng và địa phương cũng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp dùng xung điện đánh bắt thủy sản trái phép, săn bắt các loại chim hoang dã và di cư tại sông Đầm. Việc trồng và phục hồi hệ sinh thái sông Đầm với nhiều chủng loại bản địa bao gồm vừng cừa, sậy, dừa nước, tràm ta, lộc vừng, mù u… huy động sự tham gia của cộng đồng.

Đặc biệt, hồi tháng 4 năm nay, TP.Tam Kỳ đã tổ chức Lễ phát động bảo vệ phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước và phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm sông Đầm. Tại buổi lễ này, TP.Tam Kỳ đã thả 30.000 cá các loại để làm đa dạng thêm nguồn lợi thủy sản tại đây. Nhiều sự kiện truyền thông về bảo vệ động vật hoang dã, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thế giới động thực vật hoang dã, góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Hệ sinh thái sông Đầm hiện tại sở hữu khối lượng lớn các loài động, thực vật tự nhiên. Ảnh: X.H

Qua khảo sát, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh ghi nhận và đánh giá cao tiềm năng, lợi thế khu vực sông Đầm cùng những giải pháp mà Tam Kỳ đang tập trung để bảo tồn, phát triển hệ sinh thái nơi đây.

Đối với việc triển khai các dự án, chương trình tại sông Đầm, trong quá trình thực hiện gặp vướng mắc, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu Tam Kỳ phối hợp với sở, ngành liên quan của tỉnh để tháo gỡ. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ có cuộc họp với các sở, ban ngành liên quan bàn thảo về việc tiếp tục có những hỗ trợ đối với công tác bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học tại sông Đầm.

UBND TP. Tam Kỳ đề xuất UBND tỉnh bổ sung các nội dung nghiên cứu về đa dạng sinh học và hưởng ứng Ngày đa dạng sinh học tại sông Đầm và Tam Thanh vào chương trình "Tổ chức năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024" của Quảng Nam. Ngoài ra, Tam Kỳ đề nghị UBND tỉnh thống nhất chủ trương xây dựng hồ sơ trình Chính phủ thành lập Khu bảo tồn đất ngập nước và đa dạng sinh học hệ sinh thái sông Đầm. TP. Tam Kỳ cũng đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư tuyến đường vành đai đệm sông Đầm...

Lê Quân

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 05/10/2023
Từ khóa: đa dạng sinh học, Khu bảo tồn đất ngập nước, Quang-Nam, sông Đầm

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036927

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC