Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 08/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Mở lối du lịch cao cấp cho Cù Lao Chàm

Quảng Nam: Mở lối du lịch cao cấp cho Cù Lao Chàm

Cập nhật: 11/03/2025

Với nền tảng du lịch xanh khá căn cơ cùng việc vừa được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên, du lịch Cù Lao Chàm (TP. Hội An, Quảng Nam) cần được “định danh” ở một vị thế cao hơn.


Hệ sinh thái tự nhiên Cù Lao Chàm có tính đa dạng sinh học cao, cần nghiên cứu thiết lập các tour du lịch chuyên đề về khám phá động, thực vật để thúc đẩy loại hình du lịch sinh thái. Ảnh: Quốc Tuấn

Chờ đợi những chuyển động lớn

Những năm 2018 - 2019, lượng khách đến Cù Lao Chàm tăng vọt, khiến chính quyền địa phương phải giới hạn ở mức 3 nghìn lượt khách mỗi ngày để đảm bảo sức tải.

Tuy nhiên, khoảng 5 năm qua, dịch bệnh COVID-19 cộng thêm nhiều tồn tại về luồng tuyến, sản phẩm - dịch vụ… khiến du lịch Cù Lao Chàm chững lại.

Lượng khách đến Cù Lao Chàm năm 2024 ước đạt khoảng 217 nghìn lượt (trung bình gần 600 lượt khách/ngày). Điều này dẫn đến thu nhập xã hội từ du lịch ở đây có dấu hiệu đi xuống.

Khảo sát xã hội của cơ quan chức năng về 9 nhóm nghề phổ biến liên quan đến du lịch tại Cù Lao Chàm như: homestay, hướng dẫn viên, bán hàng lưu niệm, thu hoạch trà lá lao… cho thấy thu nhập trung bình hằng tháng của người dân chỉ đạt khoảng 30 - 60% so với thời kỳ cao nhất.

Trong hầu hết hoạch định, Cù Lao Chàm được gợi mở gắn liền với trục di sản thế giới Hội An - Mỹ Sơn để trở thành động lực thúc đẩy du lịch Quảng Nam đột phá.


Hội An sẽ có kế hoạch nâng cấp bến Tân Hiệp (xã đảo Tân Hiệp) để đón tàu cao tốc chở khách từ Đà Nẵng nếu tỉnh cho phép chủ trương này. Ảnh: Quốc Tuấn

Quy hoạch tỉnh cũng xác định trong tương lai sẽ đưa Cù Lao Chàm trở thành khu du lịch quốc gia. Lãnh đạo tỉnh nhiều lần bày tỏ định hướng Cù Lao Chàm phải trở thành điểm đến cao cấp. Để cụ thể hóa những điều này, Cù Lao Chàm cần sớm có những bước chuyển động mạnh mẽ hơn.

Cuối năm 2024, UBND TP.Hội An đã có tờ trình đề nghị tỉnh thống nhất chủ trương cho phép Công ty CP tàu cao tốc Phú Quốc được nghiên cứu đầu tư mở tuyến vận tải đường thủy từ bờ ra đảo: Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (Hội An) - Lý Sơn (Quảng Ngãi) và ngược lại (định hướng tổng số khách du lịch ra đảo Cù Lao Chàm không vượt quá 5.000 khách/ngày, bao gồm khách đến từ tàu của công ty này).

Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP.Hội An, chính quyền đang nỗ lực cải thiện vấn đề vận chuyển khách từ bờ ra đảo và trung chuyển khách giữa các địa điểm tham quan trên đảo như Bãi Làng, Bãi Ông, Bãi Hương… Do đó, việc nghiên cứu mở tuyến vận tải thủy Đà Nẵng - Cù Lao Chàm (Hội An) - Lý Sơn (Quảng Ngãi) là rất cần thiết.

“Nếu tỉnh cho phép tàu cao tốc 600 chỗ chở khách từ Đà Nẵng ra Cù Lao Chàm thì Hội An cũng sẽ hưởng lợi nhiều. Khi đó địa phương sẽ sớm nâng cấp bến Tân Hiệp thành cảng neo tàu lớn.

Nếu chỉ mãi vận hành tuyến từ Cửa Đại ra với phương tiện truyền thống như lâu nay cộng thêm cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá kịch sàn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi ích chung của du lịch địa phương”, ông Sơn nói.

Làm du lịch cao cấp bằng du lịch sinh thái?

Sau khi Cù Lao Chàm trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, UBND TP.Hội An cũng như Ban Quản lý khu bảo tồn đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án phát triển du lịch, hướng Cù Lao Chàm là điểm đến xanh, với các loại hình du lịch sinh thái chất lượng cao.

Trong đó, chú trọng xác định sức tải hệ sinh thái để phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn, xây dựng một số mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, triển khai các tour du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng…


Sản phẩm du lịch ở Cù Lao Chàm hiện vẫn khá đơn điệu, chủ yếu là nghỉ dưỡng biển. Ảnh: Quốc Tuấn

Có thể thấy “sinh thái” là chìa khóa cốt lõi để dẫn lối Cù Lao Chàm hướng đến du lịch cao cấp.

Ông Bùi Văn Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Hi Voọc (TP.Đà Nẵng) nhận định, phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học thường theo hướng tổ chức chương trình tour chuyên đề như: lặn ngắm san hô, xem côn trùng, xem thực vật, xem chim, xem thú…

Các tour này giới hạn lượng khách nhất định, thường lưu trú dài, giá tour cũng khá cao so với các tour phổ biến. Hiện tại, Cù Lao Chàm đã triển khai khá tốt tour lặn ngắm san hô. Với tính đa dạng sinh học cao ở khu bảo tồn này thì dư địa phát triển du lịch gắn với đa dạng sinh học rất rộng mở.

Một kết quả nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm cho thấy, riêng khu vực Hòn Lao (Cù Lao Chàm) có đến 88 loài bướm.

Các chuyên gia nhận định, mức độ phong phú của loài bướm tại đảo Hòn Lao có thể so sánh được với một số hòn đảo lớn như Côn Sơn (Côn Đảo), Cát Bà, Phú Quốc. So về diện tích và quy mô Hòn Lao so với 3 đảo kia, có thể thấy rằng mức độ đa dạng loài bướm ở Cù Lao Chàm là khá cao.

Đây chỉ là một đơn cử về tiềm năng khai mở các tour du lịch chuyên đề, du lịch học tập gắn với động - thực vật tại khu bảo tồn này.

Theo ông Lê Ngọc Thảo - Trưởng ban Thư ký, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, du lịch sinh thái chính là loại hình phù hợp nhất để đáp ứng mục tiêu phát triển sinh kế gắn với bảo tồn tại khu sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An.

“Du lịch sinh thái là loại hình hầu như duy nhất được khuyến nghị phát triển tại các khu bảo tồn, nơi có độ nhạy cảm cao của các hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân văn.

Ở đó, cộng đồng địa phương với giá trị văn hóa bản địa của mình sẽ đóng vai trò then chốt trong câu chuyện văn hóa lịch sử và họ phải thực sự trở thành chủ nhân của các loại hình dịch vụ trong phát triển du lịch tại khu sinh quyển”, ông Thảo nói.

Quốc Tuấn

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 09/3/2025
Từ khóa: Cù Lao Chàm, du lịch sinh thái, Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032761

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC