Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Xây dựng kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý rùa biển, thú biển

Quảng Nam: Xây dựng kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý rùa biển, thú biển

Cập nhật: 25/12/2023

Tại TP.Hội An (Quảng Nam) vừa diễn ra hội thảo “Tham vấn báo cáo rà soát chính sách nhằm xây dựng kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển tại Việt Nam”.

Rùa con được ấp nở tại Cù Lao Chàm sau đó thả về biển để tăng cường đa dạng sinh học. Ảnh: X.T

Hội thảo do Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) phối hợp Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam tổ chức với sự tham dự của đại diện nhiều viện nghiên cứu, khu bảo tồn và cơ quan quản lý thủy sản một số địa phương.

Theo thông tin tại hội thảo, mỗi năm trên thế giới có ít nhất 7,3 triệu tấn sinh vật biển bị đánh bắt không chủ ý. Thậm chí nhiều nơi số lượng bắt không chủ ý còn lớn hơn số lượng đánh bắt loài mong muốn. Các loài thường xuyên bị đánh bắt không chủ ý bao gồm cá mập/cá nhám, rùa biển và các loài thú biển như cá heo, cá voi. Điều này làm suy giảm quần thể và cản trở quá trình phục hồi quần thể của những loài dễ bị tổn thương.

Theo Cục Kiểm ngư, việc khai thác ngẫu nhiên các loài thủy sản bằng ngư cụ khai thác thủy sản được coi là một trong những mối đe dọa chính đối với lợi nhuận và tính bền vững của nghề cá, cũng như đối với đa dạng sinh học biển.

Ở Việt Nam, khai thác không chủ ý đối với các loài nguy cấp quý hiếm được pháp luật bảo vệ như thú biển, rùa biển, cá mập/cá nhám... hiện là một vấn đề phức tạp và chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà quản lý, cộng đồng ngư dân và giới khoa học.

Các quy định bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm chủ yếu mới dừng lại ở việc cấm khai thác chủ động, thiết lập các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trong năm để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói chung và bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nói riêng.

Thảo luận tại hội thảo, chuyên gia của các khu bảo tồn, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ đề xuất nhiều ý kiến, giải pháp nhằm giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn tình trạng khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển ở Việt Nam.

Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện báo cáo rà soát chính sách nhằm xây dựng kế hoạch giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển tại Việt Nam; đáp ứng các yêu cầu hợp tác song phương, đa phương và công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên hoặc có hợp tác.

Hà Sấu

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 24/12/2023
Từ khóa: Cù Lao Chàm, Hoi-An, Quang-Nam, Rua-bien

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037259

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC