Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Ngãi: Rác thải “bủa vây”, gây ô nhiễm nặng nề vùng cửa biển Sa Cần

Quảng Ngãi: Rác thải “bủa vây”, gây ô nhiễm nặng nề vùng cửa biển Sa Cần

Cập nhật: 26/04/2019

Tại vùng cửa biển Sa Cần, thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đang ngập chìm trong rác thải. Việc này, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan cũng như đời sống của người dân ở nơi đây.

Nhận được thông tin phản ánh của người dân địa phương nơi đây về tình trạng rác thải đang “bủa vây”, tại dọc bờ sông Trà Bồng sát vùng cửa biển Sa Cần, thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn. PV Báo Điện tử TN&MT đã có buổi ghi nhận thực tế ở dọc bờ sông và vùng cửa biển nơi đây và nhận thấy tình trạng rác thải ùn ứ khắp nơi đúng như người dân đã phản ánh.

Điều đáng nói ở đây là, tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian khá lâu, nhưng hiện tại chưa có cơ quan chức năng nào vào cuộc và xử lý.

Men theo bờ sông Trà Bồng đoạn đổ ra vùng cửa biển Sa Cần, tràn ngập các loại rác thải từ các khu dân cư, rác thải sinh hoạt. Mùi khét từ các đống rác của người dân cộng với mùi hôi từ dòng sông bốc lên khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu. Rác thải ùn ứ làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vùng cửa biển nơi đây, ảnh hưởng đến kế sinh mưu, và sức khỏe của người dân.

Một số người dân sống ở Thôn Sơn Trà cho hay: Tình trạng ô nhiễm môi trường đã tồn tại nhiều năm qua, những ngày mưa còn đỡ, nhưng hễ nắng lên là người dân sống quanh khu vực này khốn khổ vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng bâu kín.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chính quyền vẫn chưa có cách xử lý triệt để về vấn đề rác thải nơi đây, người dân không có nơi tập kết rác, đường vào trong thôn chật hẹp xe chở rác không thể vào được nên người dân chỉ biết mang rác thải sinh hoạt của mình ra vùng cửa biển để tập kết. Một số được người dân xử lý bằng cách đốt, một số nằm lăn lốc, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ông H.T.V một người dân sống ở thôn Sơn Trà cho biết: Chúng tôi rất muốn chính quyền địa phương quy hoạch cho một bãi tập kết rác. Với đặc thù nghề biển, mật độ dân số cao nên lượng rác thải hàng ngày tương đối lớn bà con không có nơi tập kết nên cứ đua nhau đổ ra vùng của biển này.

“Mong rằng chính quyền địa phương sớm có biện pháp xử lý lâu dài không thì người dân chúng tôi làm sao chịu nổi khi mùi hôi thối từ các đống rác thải như vậy, hằng ngày cứ vào buổi chiều chúng tôi chỉ biết gom lại rồi đốt thôi chứ không còn cách nào. Điều này về lâu dài người dân chúng tôi sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp”- ông H.T.V nói thêm.

Với đặc thù là một thôn có diện tích nhỏ nằm ven biển, có đông dân cư sinh sống đa phần là ngư dân, nhưng công tác thu gom rác thải và đảm bảo môi trường sống trong lành ở đây lại đang là mối lo ngại cho chính quyền địa phương và nguời dân nơi đây. Khó khăn hơn nữa là hiện tại chính quyền địa phương không có bãi tập kết rác cho người dân ở dọc bờ sông này, mọi gia đình đều bỏ rác vào bao tải, bì ni long rồi đưa ra vùng cửa biển này để xử lý.

Ông Nguyễn Thanh Vũ - Chủ tịch UBND xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trong thời gian qua, chính quyền địa phương thực hiện công tác đảm bảo môi trường được đề cao lên hàng đầu. Chính quyền địa phương cũng đã phối hợp với Biên phòng thực hiện công tác thu gom rác liên tục, nhưng mà hôm nay dọn thì hôm sau đâu lại vào đấy.

Theo lời lý giả của vị Chủ tịch xã này cho rằng, điểm khu vực của vùng cửa biển Sa Cần rác thải ùn ứ đến như vậy là do người dân sống ở trên thượng nguồn vứt rác xuống nước sông chảy về đổ ra biển, nước biển vận vào nên rác mới ùn ứ như vậy. Về hướng giải quyết là phải giải quyết trên thượng nguồn người ta không vứt rác xuống sông nữa thì ở dưới này không có rác, còn nhân dân địa phương không có vứt rác tại khu vực đó mà bỏ vào trong thùng có đơn vị Lilama thu gom.

Nhưng thực tế theo ghi nhận của PV, thì một phần nhỏ nào đó là do người dân trên thượng nguồn đổ rác xuống sông. Đa phần là do người dân sống ở đây không có nơi tập kết rác nên mới mang rác ra vùng cửa biển này để xử lý. Một vùng cửa biển đầy rác thải sinh hoạt và các loại túi ni lông được vứt bừa bãi, mùi hôi thối nồng nặc tạo nên một quang cảnh nhếch nhác, bẩn thỉu dọc bờ sông nơi đổ ra biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân.

Thiết nghĩ, tình trạng vứt rác bừa bãi ở khu vực dọc vùng cửa biển Sa Cần, thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông đã diễn ra khá lâu và đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Do vậy, người dân sống ven bờ vùng cửa biển vẫn mong mỏi, chờ đợi một giải pháp thực sự hiệu quả của chính quyền địa phương để chấm dứt cảnh sống chung với rác thải suốt một thời gian dài.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường vào chiều ngày 24/04/2019:

baotainguyenmoitruong.vn
Từ khóa: biển Sa Cần, Quảng Ngãi, rác

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036923

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC