Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Quảng Trị: Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch

Quảng Trị: Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch

Cập nhật: 13/12/2023

Công nghiệp văn hóa là sự ứng dụng của những tiến bộ công nghệ - thông tin và kỹ năng kinh doanh, sử dụng nguyên liệu đầu vào là năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn trí tuệ, để tạo đầu ra là các sản phẩm - dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày mạnh mẽ và đa dạng của người dân và xã hội. Sở hữu nhiều di tích, di sản văn hóa, tỉnh Quảng Trị có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có du lịch văn hóa.

Các thành viên Câu lạc bộ Cồng chiêng Khe Sanh, huyện Hướng Hóa chuẩn bị luyện tập - Ảnh: N.Q

Hiện Quảng Trị có trên 500 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng các cấp với 4 di tích quốc gia đặc biệt (gồm 28 điểm di tích thành phần), 20 di tích quốc gia (gồm 57 điểm di tích thành phần) và 476 di tích cấp tỉnh thuộc các loại hình di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh...

Trong đó có nhiều di tích nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến bởi tầm vóc, giá trị lịch sử và tính độc đáo riêng có của Quảng Trị như: Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, Di tích quốc gia hệ thống giếng cổ Gio An, chùa Sắc Tứ... và các loại hình du lịch cộng đồng dựa trên giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương ở hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa.

Bên cạnh đó, Quảng Trị có 1 cá nhân được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 4 cá nhân được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật; 2 Nghệ sĩ nhân dân và 9 Nghệ sĩ ưu tú. Nhiều Nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ được tặng các phần thưởng và giải thưởng cao quý do có thành tích xuất sắc trong hoạt động văn học - nghệ thuật. Họ là những “báu vật sống” của địa phương trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như du lịch, thủ công mỹ nghệ, âm nhạc...

Xác định du lịch văn hóa là loại hình du lịch quan trọng, có sức hấp dẫn, là một trong những dòng sản phẩm thu hút du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết về phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Cũng như các địa phương trong nước, tỉnh Quảng Trị đang triển khai thực hiện Quyết định số 1755/ QĐ-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Theo đó, tỉnh đã từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách góp phần phát triển ngành du lịch văn hóa của tỉnh; nhiều đề án, chương trình, kế hoạch đã được ban hành để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như: Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết về đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025, Nghị quyết về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022-2023; Đề án bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể truyền thống tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2023...

Năm 2022, lần đầu tiên tỉnh Quảng Trị tổ chức thí điểm sản phẩm du lịch tâm linh vào ban đêm tại Thành Cổ Quảng Trị, Bến thả hoa trên sông Thạch Hãn; đồng thời chủ động thiết kế các chương trình tour chi tiết để đưa vào khai thác sản phẩm du lịch mới này. Tổ chức nhiều chương trình viếng Thành Cổ Quảng Trị và thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn vào ngày 14 và 30 âm lịch hằng tháng, thu hút rất lớn lượng du khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia.

Công tác quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch được quan tâm triển khai như: triển khai Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu du lịch thác Ba Vòi, huyện Đakrông và Quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu du lịch thác Tà Puồng, huyện Hướng Hóa; lập Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu thương mại dịch vụ và nghỉ dưỡng cao cấp Nữ hoàng bãi dài Cửa Tùng 2; hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Quảng Trị đã công bố bộ nhận diện thương hiệu du lịch với slogan “Du lịch Quảng Trị - Đất thiêng hội tụ” như một lời khẳng định về du lịch Quảng Trị - một điểm đến giàu bản sắc văn hóa, truyền thống cách mạng hào hùng, một miền tâm linh sâu sắc của người Việt, luôn vươn mình hướng đến một tương lai hòa bình, thịnh vượng.

Tuy nhiên có thể thấy, tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Quảng Trị là rất lớn nhưng chỉ tập trung khai thác các loại nguồn lực vật thể về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng hiện hữu, chưa tạo ra được nhiều dịch vụ mới, sản phẩm văn hóa mang dấu ấn đặc sắc để quảng bá.

Mặt khác, các giá trị văn hóa vật thể đang có nguy cơ xuống cấp, hư hỏng theo thời gian cần được bảo tồn, tôn tạo kịp thời; chất lượng nguồn lao động hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa vững mạnh; thiếu đội ngũ nhân lực chất lượng cao, am hiểu văn hóa địa phương, dân tộc.

Tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực xây dựng và khai thác tối đa nội lực về phát triển ngành công nghiệp văn hóa từ lĩnh vực du lịch văn hóa với mục tiêu biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và tạo ra sự bứt phá, thông qua việc củng cố vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong liên kết với du lịch. Trong đó, người dân sẽ được đặt vào tâm điểm để phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương.

Đồng thời, tỉnh đặt ra mục tiêu xây dựng Quảng Trị thành một không gian văn hóa mang thông điệp về hòa bình, là biểu tượng về sự sống mạnh mẽ trên vùng đất từng hứng chịu đau thương từ chiến tranh, thông qua việc tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình. Từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử nổi bật, riêng có của Quảng Trị.

Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ trong bảo vệ và giữ gìn các di sản; tôn tạo, trùng tu một cách khoa học những di sản văn hóa vật thể xuống cấp; hoàn thiện hệ thống các bảo tàng, nhà trưng bày; sưu tầm, bảo tồn, tạo không gian cho di sản văn hóa phi vật thể có thể tồn tại sống động trong đời sống; xây dựng cơ chế đặc thù để bảo vệ những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một; đẩy mạnh công tác giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của di sản cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Như Quỳnh

Báo Quảng Trị – baoquangtri.vn – Đăng ngày 12/12/2023
Từ khóa: Phát triển công nghiệp văn hóa, Quảng Trị, sản phẩm du lịch

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033434

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC