Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 24/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam trong tháng 4

Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam trong tháng 4

Cập nhật: 04/04/2022

Hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4), từ ngày 1/4- 3/5/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Rực rỡ sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”

Hoạt động tháng 4 với sự tham gia của khoảng 100 đồng bào của 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Mông (Hà Giang), Khơ Mú (Nghệ An), Thái (Sơn La), Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mường (Hòa Bình), Dao (Tp. Hà Nội), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Xơ Đăng (Kon Tum), Ba Na (Gia Lai); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng); Khoảng 45 người của các dân tộc Mông, Dao, Thái (tỉnh Sơn La) và khoảng 23-30 nghệ sĩ diễn viên nhà hát múa Rối Việt Nam…

Trong đó, sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc như: sự kiện "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022" từ 16-19/4/2022; sự kiện "Chợ phiên vùng cao" nhân dịp nghỉ lễ 30/4-03/5; hoạt động điểm nhấn chủ đề: "Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn" với khoảng 10 gian hàng của tỉnh Sơn La và 20 gian hàng giới thiệu sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc; giới thiệu ẩm thực truyền thống dân tộc...

Bên cạnh đó là các chương trình "Sắc màu chợ phiên" của cộng đồng các dân tộc tại chợ vùng cao phía Bắc; giới thiệu nghệ thuật khèn Mông của dân tộc Mông (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018); giới thiệu nét đẹp văn hóa qua nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân đồng bào tỉnh Sơn La; tái hiện Tết nhảy của dân tộc Dao; Lễ hội cầu mưa của dân tộc Thái.

Ngoài ra, các hoạt động cuối tuần tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm tăng cường giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào hòa cùng chung Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam như: Giới thiệu các nghi thức theo truyền thống vùng, miền; các hoạt động lễ hội, âm nhạc đậm nét văn hóa tộc người và vùng miền; giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu như múa xòe, nhảy sạp, múa au eo, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa; tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: Ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến.

Các chương trình dân ca dân vũ "Tự hào con cháu Rồng Tiên"; chương trình biểu diễn dân ca dân vũ "Rực rỡ sắc màu" của đồng bào các dân tộc; chương trình nghệ thuật múa rối nước của Nhà hát Múa rối Việt Nam.

Các hoạt động hàng ngày trong tháng 4 có điểm nhấn là ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch tức ngày 10/4/2022) tăng cường các hoạt động hướng tới ngày Giỗ Tổ; tái hiện cuộc sống hàng ngày giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm. Giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc; tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc.

HA

Báo Chính phủ – baochinhphu.vn – Đăng ngày 04/04/2022
Từ khóa: bản sắc dân tộc, Làng văn hóa, văn hóa dân tộc

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039529

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC