Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở Sơn La đang bị thu hẹp

Rừng bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở Sơn La đang bị thu hẹp

Cập nhật: 28/07/2009

 Sơn La có khoảng 583.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 560.000 ha, còn lại là rừng trồng, đạt độ che phủ khoảng 42%. Tuy nhiên, thời gian gần đây diện tích rừng tự nhiên của Sơn La có dấu hiệu thu hẹp dần, nhất là đối với các khu rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn (rừng bảo tồn thiên nhiên) do nạn khai thác lâm sản, phát rừng làm nương, cháy rừng...

Rừng Sơn La đóng vai trò xung yếu trong việc phòng hộ, bảo vệ các công trình thủy điện lớn của quốc gia như công trình thủy điện Hòa Bình và sắp tới là công trình thủy điện Sơn La, thuỷ điện Huổi Quảng, Bản Chát, Nậm Chiến và một loạt các công trình thủy điện, thủy lợi đã và đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn. Không để rừng Sơn La cạn kiệt, bị thu hẹp dần, ngoài việc tăng cường trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm, của các chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục người dân, Nhà nước và tỉnh Sơn La cần có cơ chế, chính sách đối với người dân tham gia bảo vệ rừng. Theo đó, Sơn La thực hiện quy hoạch ổn định diện tích nương rẫy cho các thôn, bản dân cư theo Quyết định số 134 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung các điểm tái định cư ổn định sản xuất lâu dài (chủ yếu là các hộ hiện đang sinh sống tại vùng lõi rừng đặc dụng, các hộ vùng rẻo cao, các hộ du canh du cư). Sơn La cần tuyên truyền, triển khai tích cực đến các thôn bản có rừng về Dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng, Dự án trồng rừng hỗ trợ gạo theo Thông tư 52; Nghị quyết 30A/CP của Chính phủ mới ban hành.

Theo số liệu của ngành kiểm lâm Sơn La, trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 796 vụ vi phạm lâm luật, trong đó phá rừng làm nương 413 vụ, làm thiệt hại khoảng 170 ha rừng tái sinh. Phát hiện khai thác lâm sản trái phép là 68 vụ với số tang vật bị thu giữ trên 200m3 gỗ các loại. Bên cạnh đó lực lượng kiểm lâm còn phát hiện, xử lý 171 vụ do tổ chức, cá nhân buôn bán lâm sản trái phép với tang vật thu giữ gần 270m3 gỗ, củi, 45kg động vật hoang dã, 100kg dược liệu.

 

Bộ TN&MT
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037128

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC