Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Rừng trúc sào Bản Phường – Cao Bằng

Rừng trúc sào Bản Phường – Cao Bằng

Cập nhật: 08/06/2023

Không chỉ cung cấp nguyên liệu sản xuất đồ dùng sinh hoạt, những cánh rừng trúc sào tại xóm Bản Phường (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) còn mở hướng phát triển du lịch với những điểm check-in độc đáo.

Nằm trong tuyến du lịch phía Tây “Khám phá Phja Oắc - Vùng núi của những đổi thay” của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, huyện Nguyên Bình không chỉ nổi tiếng với bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo mà còn sở hữu nhiều thắng cảnh thơ mộng. Thời gian gần đây, những cánh rừng trúc bản địa xanh ngút ngàn đã trở thành điểm du lịch mới, thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm.

Rừng trúc sào Bản Phường với hàng hàng nghìn cây trúc sào cao vút, tạo ra không gian xanh mát.

Cách thị trấn Nguyên Bình khoảng 40 km, rừng trúc xóm Bản Phường, xã Thành Công có không gian xanh mát với hàng nghìn cây trúc sào cao vút, vươn mình hòa cùng trời mây. Càng đi sâu vào rừng, du khách càng cảm nhận được sự trong lành, mát mẻ của thiên nhiên miền sơn cước. Từng hàng trúc đan xen lắc lư theo gió, tiếng lá xào xạc, tiếng chim rừng líu lo như lời thì thầm của đất trời, kể lại câu chuyện cổ tích giúp tâm hồn con người trở nên thư thái. Bản ở phía dưới rừng trúc là Bản Phường có 57 hộ, hơn 200 nhân khẩu, nhà khá thưa thớt, có các dân tộc: Dao Tiền, Dao Đỏ, Tày và Nùng cùng sinh sống.

Vào những ngày nắng đẹp, trời xanh cao và khô ráo là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng rừng trúc cũng như săn tìm các bức ảnh đẹp. Những tia nắng trên đỉnh đầu len lỏi lọt qua các tán lá, rọi xuống mặt đất làm tăng thêm phần huyền ảo nơi cánh rừng tươi tốt.

Rừng trúc được khai thác trở thành điểm đến du lịch trải nghiệm gần gũi, độc đáo tại huyện Nguyên Bình. Ảnh: XQ.

Huyện Nguyên Bình hiện có 16/17 xã, thị trấn có các diện tích trồng trúc, nhiều nhất là tại các xã Ca Thành, Thành Công, Minh Tâm, Thể Dục, Triệu Nguyên... Một số xưởng chế biến, sản xuất đồ dùng từ nguyên liệu trúc, tre trên địa bàn thường xuyên tổ chức thu mua trúc sào của bà con, để đưa ra thị trường những sản phẩm được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng bàn ghế trúc, chiếu trúc và các loại đồ gia dụng khác.

Năm 2021, huyện Nguyên Bình đã triển khai chương trình xây dựng điểm ngắm cảnh, trải nghiệm vườn trúc sào trong vùng Phja Oắc - Phja Đén với điểm được lựa chọn là vườn trúc Bản Phường, xã Thành Công. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng, UBND xã Thành Công nghiên cứu, tham mưu xây dựng quy chế khai thác trúc, vầu theo đúng quy trình, thời vụ; vừa khai thác phát triển kinh tế, vừa phục vụ phát triển du lịch.

Cùng với phiên chợ Phja Đén nổi tiếng bởi các sản phẩm miến dong và nông sản địa phương, du khách đến Nguyên Bình có thể tham gia "săn mây" trên đỉnh Phja Oắc, thăm đồi chè Kolia, trang trại cá hồi; tham quan các cánh rừng trúc, rừng thông cổ thụ và tìm hiểu văn hóa dân tộc Dao Tiền ở xóm Hoài Khao...

Huyện Nguyên Bình đặt mục tiêu, tới năm 2025, nâng tổng diện tích trúc sào lên 2.500 ha, thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc, quản lý diện tích đã cho thu hoạch, tăng cường chăm sóc, bảo vệ diện tích trồng mới. Huyện Nguyên Bình cũng đang khai thác dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm từ những rừng trúc sào tự nhiên như điểm ngắm cảnh trải nghiệm vườn Trúc sào tại xóm Bản Phường, khu du lịch Phia Oắc - Phia Đén...

Hoàng Huyền

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 04/06/2023
Từ khóa: Bản Phường, Cao Bằng, rừng trúc sào

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034349

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC