Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • Sắc hồng Cố đô trên đỉnh đồi Quảng Tế

Sắc hồng Cố đô trên đỉnh đồi Quảng Tế

Cập nhật: 13/03/2023

Sau những ngày mưa lê thê buộc phải bó gối ở nhà, sáng hôm ấy trời bừng nắng, vợ chồng tôi rủ nhau đi thể dục buổi sáng để “lấy ngày” cho năm mới con mèo Quý Mão. Và như lệ thường, đỉnh đồi Quảng Tế là “tọa độ” mà bao giờ chúng tôi cũng đều phải ngang qua trước khi trở lại nhà.

Cảnh quan Nhà máy nước Quảng Tế sáng đẹp, mềm mại hẳn lên nhờ cây xanh và những khóm hồng cổ

Trong nắng ban mai, cả khu vực đỉnh đồi hôm ấy bỗng bừng lên rạng rỡ, bởi màu xanh non tơ của cây lá mùa xuân, và của trăm ngàn đóa hồng cổ Cố đô đang rủ nhau tưng bừng khoe sắc, tỏa hương.

Khu vực đỉnh đồi Quảng Tế thuộc phường Thủy Xuân (Tp Huế) trước đây hầu như không có dân ở. Hơn hai mươi năm trước, khi chuyển lên sinh sống ở vùng chân đồi, buổi sáng tôi vẫn thường lang thang lên đây để hít thở và khám phá cảnh vật ở vùng quê mới. Lúc ấy, đỉnh đồi thấy có nhà máy nước Quảng Tế 1, một nhà máy đang vận hành và có tuổi đời non cả thế kỷ. Cách đó không xa về phía bắc, nhà máy Quảng Tế 2 đang bừa bộn trong thời gian thi công. Đoạn giữa 2 nhà máy, ở mỏm đồi cao nhất là tôn tượng đức Thích Ca Mâu Ni Phật đang “trì bình hóa độ” mà dân gian vẫn thường quen gọi là tượng Phật đứng. Cảnh quan cây cối thì hầu như chưa có gì, chỉ thấy lác đác những gốc thông non, cây cao nhất cũng đâu chỉ chừng hơn mét.

Thông ở khu vực tượng Thích Ca Mâu Ni sau khoảng 20 năm nay đã rợp bóng

Sau khi nhà máy Quảng Tế 2 đi vào vận hành, Công ty Cấp thoát nước Huế (nay là HueWACO) đã cho tôn tạo cảnh quan chung quanh, trồng thêm cây xanh, thảm hoa, tạo thêm hồ nước, non bộ… Những năm gần đây, hưởng ứng lời kêu gọi của tỉnh, công ty cho trồng hoa hồng, mai vàng. Những khóm hồng, những cội mai cách đây mấy năm còn mảnh khảnh, nhỏ bé, đến năm nay đã vươn cành, tạo khóm và đua nhau khoe sắc, tỏa hương khiến đỉnh đồi Quảng Tế trở thành một điểm check-in không thể không dừng chân của nhiều người mỗi khi có dịp ngang qua. Cũng vì thế mà nơi đây đã được vài người đã “đón đầu”, quyết định đầu tư mở tiệm cà phê theo phong cách sinh thái, vintage và đang dần dà thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nhất là những dịp cuối tuần.

Hàng rào hồng cổ của một tư gia trên đường Lê Ngô Cát (phường Thủy Xuân)

Sáng tinh sương, lang thang trên các cung đường của Thủy Xuân, rồi dừng chân trên đồi Quảng Tế ngắm hoa, thưởng cảnh, chợt nghe lòng khoan khoái và trào dâng một niềm vui thật hào sảng. Huế - quê hương thật đẹp và đang ngày càng đẹp thêm lên với những phong trào Chủ nhật xanh, Sắc hồng Cố đô, Mai vàng trước ngõ… Chính từ những phong trào ấy mà đất sông Hương núi Ngự đang ngày càng có thêm nhiều điểm đến. Cả những đứa con xa quê lẫn du khách gần xa giờ đây cũng tần ngần bước chân một khi đã lỡ “chạm” vào Huế…

Thế mới biết, những gì thiết thân với cuộc sống, hợp với lòng dân thì khắc tạo được sự lan tỏa rộng khắp và sức sống lâu bền…

Huy Khánh

Báo Thừa Thiên Huế – baothuathienhue.vn – Đăng ngày 08/03/2023
Từ khóa: Cố đô, Huế, mai vàng, quảng tế, sắc hồng, Thua-Thien-Hue

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032857

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC