Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • San hô trước nguy cơ bị tàn phá

San hô trước nguy cơ bị tàn phá

Cập nhật: 29/04/2009

Rạn san hô nước ta có ở hầu hết các vùng nước nông ven biển, ven đảo là nơi có nền đáy biển chắc. Vị trí sinh tồn này là một trong các nguyên nhân khiến cho rạn san hô dễ bị tàn phá. Rạn san hô được coi là rừng dưới đáy biển, vốn là một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất. Hàng trăm loài sinh vật biển như tảo, rong, cua, tôm, cá, tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, động vật thân mềm đều chọn cánh rừng san hô làm nơi sinh sống, phát triển loài.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và giám sát 7 vùng trọng điểm ven bờ biển gần đây cho thấy, đánh bắt hải sản theo hủy diệt bằng thuốc nổ, chất độc diễn ra phổ biến, làm cho trên 85% rạn san hô bị đe dọa ở mức trung bình cao; khai thác quá mức được coi là mối đe dọa đối với khoảng 50% số rạn san hô; phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển ảnh hưởng tới khoảng 40% số rạn san hô; và khoảng 47 rạn  san hô bị đe dọa bởi lắng đọng trầm tích.

Thực tế này cho thấy chính con người đã làm cho 50% số rạn san hô bị xếp ở mức đe dọa cao và 17% rạn san hô bị đe dọa ở mức rất cao.

Trong số các loài hải sản bị khai thác cạn kiệt có cả những loài cá, ốc chuyên ăn sao biển gai phát triển với tốc độ cao, có nơi mật độ tăng gấp vài chục lần so với mức bình thường. Đây là đạo quân "ăn tươi nuốt sống" san hô từng ngày.

Theo các chuyên gia về hải dương học, những vùng ven biển thường xuyên bị khai thác bằng thuốc nổ  như  Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận là rất đáng lo ngại, vì nguy cơ ô nhiễm môi trường trước mắt và rạn san hô bị tàn phá toàn cục rất khó phục hồi.

Nhiều dự án quốc tế đang triển khai giúp Việt Nam bảo vệ các loài đặc hữu biển, trong đó có việc bảo vệ rạn san hô. Nhiều nước trên thế giới đã phát triển ngành du lịch thám hiểm đáy biển, với những rạn san hô lung linh che chở biết bao loài sinh vật biển. Đáng buồn, rừng san hô - kho dự trữ gen của biển bạc Việt Nam lại đang bị suy kiệt vì cư dân tại chỗ, kể cả cấp chính quyền đã lựa chọn sinh kế trước mắt thay việc tìm cách khai thác nguồn lợi biển một cách khôn ngoan.

LĐ
Từ khóa:

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034975

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC