Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Sóc Trăng: Lễ hội sông nước miệt vườn ở Cồn Mỹ Phước

Sóc Trăng: Lễ hội sông nước miệt vườn ở Cồn Mỹ Phước

Cập nhật: 23/06/2023

Ngày 22/6, tại Cồn Mỹ Phước (huyện Kế Sách), tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Kế Sách phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức lễ hội sông nước miệt vườn năm 2023. Tham dự lễ hội có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo sở, ban, ngành, các địa phương và đông đảo bà con nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh.

Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng cùng các sở, ban, ngành tham quan gian hàng trưng bày cây ăn trái tại Lễ hội sông nước miệt vườn ở Cồn Mỹ Phước, huyện Kế Sách. Ảnh Tuấn Phi-TTXVN

Theo lãnh đạo UBND huyện Kế Sách, Cồn Mỹ Phước nằm giữa sông Hậu có đường kính khoảng 600m, chiều dài khoảng 5km, diện tích tự nhiên hơn 1.020 ha, hiện có 540 hộ và 1.280 người dân. Cồn Mỹ Phước được thiên nhiên ưu đãi, nước ngọt quanh năm, đất đai màu mỡ, người dân sinh sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng cây ăn trái là thế mạnh, với diện tích gần 400ha, trồng các loại như hồng xiêm, măng cụt, sầu riêng…

Lễ hội sông nước miệt vườn diễn ra từ ngày 21-22/6/2023 (nhằm mùng 4-5 âm lịch) với các hoạt động triển lãm, trưng bày, trò chơi dân gian; đặc biệt, hội thi trái cây ngon có 16 gian hàng trưng bài hơn 30 loại trái cây miệt vườn sông nước như nhãn, sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, cam sành, nhãn tím, ca cao, dừa, lê ki ma… Ngoài ra, Ban tổ chức còn tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, hội thi ẩm thực để khách du lịch đến tham quan, vui chơi giải trí.

Chị Võ Thị Minh Trâm, du khách đến từ thành phố Cần Thơ cho biết, với không khí trong lành, thoáng mát nên hàng năm vào dịp mùng 5/5 âm lịch, gia đình thường đến tham quan và tận hưởng nhiều loại trái cây ngon như vú sữa tứ quý, nhãn tím, ca cao…

Cồn Mỹ Phước là vùng đất cây lành trái ngọt, được người dân cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biết đến qua các hoạt động của lễ hội sông nước miệt vườn. Người dân Mỹ Phước còn khai thác thế mạnh của cây ăn trái để xây dựng các sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng thu nhập cho nhà vườn. Mấy năm gần đây, nơi đây còn phát triển thêm ngành nghề du lịch sinh thái được nhiều du khách đến tham quan và đánh giá cao.

Ông Cao Minh Thơm, Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách cho biết, lễ hội sông nước miệt vườn là hoạt động văn hóa thường niên được tổ chức vào đúng Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âm lịch); với mục đích quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch sinh thái miệt vườn, thu hút các nhà đầu tư đến khai thác khu du lịch. Qua đó, giới thiệu về các loại trái cây đặc sản, các loại thủy sản nước ngọt đặc trưng của miền Tây Nam bộ.

Cũng theo ông Cao Minh Thơm, lễ hội đã thật sự phát huy được hiệu quả tích cực, giúp kết nối, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ du lịch miệt vườn sông nước. Lễ hội tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ trái cây và là dịp gặp gỡ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để trao đổi, nâng cao chất lượng cây trồng. Ngoài ra, UBND huyện Kế Sách đang quy hoạch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái với đặc trưng sông nước miệt vườn.

Tuấn Phi

Báo ảnh Dân tộc và Miền núi – dantocmiennui.vn – Đăng ngày 22/06/2023
Từ khóa: Cồn Mỹ Phước, Lễ hội sông nước miệt vườn, Sóc Trăng

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032971

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC