Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Sóc Trăng: Xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương hướng tới phát triển du lịch bền vững

Sóc Trăng: Xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương hướng tới phát triển du lịch bền vững

Cập nhật: 08/05/2024

Từ những lợi thế, tiềm năng về vùng đất, nét văn hóa đặc trưng, Sóc Trăng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, hướng tới phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh việc đầu tư phát triển du lịch, đa dạng sản phẩm, công tác quảng bá, xúc tiến được xác định là nhiệm vụ quan trọng và là giải pháp hiệu quả góp phần thúc đẩy du lịch Sóc Trăng phát triển.

Hiện tại, Sóc Trăng có 6 điểm du lịch, hơn 50 di tích lịch sử xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh thu hút du khách. Trong đó, các điểm đến như: chùa Bô Tum Vong Sa Som Rông, chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Đất Sét, chùa Phật Học 2, Khu căn cứ Tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước, Khu Du lịch Hồ Bể, Khu Du lịch Cồn Mỹ Phước, Khu Di tích lịch sử đón đoàn tù Chính trị Côn Đảo năm 1945… được xem là điểm nhấn cho du lịch Sóc Trăng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có làng nghề đan đát Phú Tân, các cơ sở nghề truyền thống làm bánh pía, đan đát lục bình, vẽ tranh trên kiếng, làm cốm dẹp… có truyền thống lịch sử lâu đời, gắn với đời sống cộng đồng dân cư, cũng là điểm đến tham quan, trải nghiệm thú vị cho du khách.

Du khách tham quan chùa Bô Tum Vong Sa Som Rông - một điểm đến nổi tiếng của Sóc Trăng. Ảnh: Xuân Nguyên

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng, năm 2021, Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tính đến thời điểm hiện tại, Sóc Trăng đã có 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại và quốc gia, gồm: Đờn ca tài tử Nam Bộ, Lễ hội Nghinh Ông ở huyện Trần Đề, Nghề thủ công truyền thống bánh pía của người Hoa thuộc huyện Châu Thành, Nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm, Nghệ thuật múa rô băm, Nghệ thuật múa rom vong, Nghệ thuật dù kê của đồng bào Khmer, Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer. Các di sản văn hóa phi vật thể được xem là niềm tự hào của nhân dân Sóc Trăng. Trong đó, Lễ hội đua ghe ngo tổ chức hằng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng Trần Minh Lý cho biết, thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch, tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo, chính sách về du lịch như: Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 02/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng về phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND, ngày 7/7/2020 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2020 - 2025; Nghị quyết số 17/NQ-HĐND, ngày 28/10/2022 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1156/QĐ-UBND, ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh Sóc Trăng phê duyệt Đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện nhiệm vụ đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch, Sóc Trăng chú trọng tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện truyền thông và trên website du lịch, trang Facebook, fanpage quảng bá du lịch, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để thu hút khách, tập trung xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long…

Trong năm 2023, Sóc Trăng tổ chức thành công Liên hoan ẩm thực “Hương vị Sóc Trăng” năm 2023; tham gia các hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VII tại thành phố Điện Biên Phủ, tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2023 tại Hà Nội, Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 19 năm 2023, tham gia gian hàng và Hội thi tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023 tại Cần Thơ, Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long; tham gia Đoàn xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Nhật Bản và các hoạt động do Cụm du lịch phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức… Tỉnh còn vận hành hiệu quả Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Sóc Trăng, qua đó cập nhật 1.053 địa điểm, công ty lữ hành, số hóa 3D liên kết vào hệ thống 1 điểm; số hóa mã QR 14 điểm, liên kết mã QR 11 loại ấn phẩm du lịch của tỉnh Sóc Trăng vào cổng du lịch thông minh, cập nhật 112 tin, bài về hoạt động du lịch địa phương.

Các hoạt động đã góp phần quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, nét văn hóa đặc sắc của Sóc Trăng, góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương. Theo thống kê của ngành du lịch, năm 2023, tổng lượt khách du lịch đến tỉnh đạt 2.900.810 lượt, vượt 27% kế hoạch năm, tăng 3,8% so năm 2022 (2.794.740 lượt); tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.550 tỷ đồng vượt 54% kế hoạch năm, tăng 4,4% so năm 2022 (1.484 tỷ đồng)…

Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng diễn ra hàng năm thu hút hàng trăm ngàn lượt khách. Ảnh: Xuân Nguyên

Có thể nói, việc gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa, đầu tư phát triển các điểm, khu du lịch, di tích lịch sử, làng nghề là cơ sở, nguồn lực quan trọng để Sóc Trăng phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, công tác quảng bá các giá trị văn hóa địa phương cũng phải luôn gắn liền với việc xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính cạnh tranh.

Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Sóc Trăng Lê Hoàng Yến thông tin, trong năm 2024, trung tâm sẽ tham mưu triển khai thực hiện Đề án Xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh Sóc Trăng, Đề án Chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Sóc Trăng, đồng thời triển khai Dự án Phát triển du lịch sinh thái rừng tràm kết hợp du lịch văn hóa về nguồn tại Khu Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng. Hiện đơn vị đang tổ chức triển khai thực hiện xây dựng Đề tài Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch lễ hội văn hóa sông nước mang bản sắc của tỉnh Sóc Trăng nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch sông nước của tỉnh.

“Sóc Trăng cũng đang thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giai đoạn 2020 - 2025 kinh phí triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ du lịch là trên 76,8 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh dịch vụ, sản phẩm du lịch... Vừa qua, có 5 tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách với số tiền 1,5 tỷ đồng. Cùng với việc chú trọng quảng bá các giá trị văn hóa địa phương, tổ chức xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, triển khai các chính sách thông thoáng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch… kỳ vọng du lịch Sóc Trăng sẽ ngày càng khởi sắc, phát triển bền vững” - đồng chí Lê Hoàng Yến chia sẻ thêm.

Xuân Nguyên

Báo Sóc Trăng – baosoctrang.org.vn – Đăng ngày 7/5/2024
Từ khóa: du lịch bền vững, quảng bá hình ảnh, Sóc Trăng, xúc tiến du lịch

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Say đắm Tây Giang
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC