Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Sơn La: Mộc Châu hài hòa giữa bảo tồn và phát triển du lịch

Sơn La: Mộc Châu hài hòa giữa bảo tồn và phát triển du lịch

Cập nhật: 11/03/2025

Thay vì chạy theo du lịch đại trà, Mộc Châu (Sơn La) định hướng du lịch cộng đồng như một chiến lược dài hạn. Đây là cách dung hòa giữa tăng trưởng kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường, tạo nên sức hút bền vững cho vùng cao nguyên tươi đẹp này.


Ảnh minh họa

Với phương châm “liên kết, hỗ trợ, cùng nhau thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững”, các hộ gia đình tại Tổ dân phố Na Áng (phường Đông Sang, thị xã Mộc Châu) đã cùng nhau xây dựng hệ sinh thái du lịch đa dạng, từ dịch vụ lưu trú homestay, ẩm thực đặc sản, đến các trải nghiệm văn hóa và sinh hoạt đời thường của người dân…

Na Áng đã hình thành một cộng đồng làm du lịch bài bản, chuyên nghiệp. Bà Vì Thị Phương, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Sang cho biết: “Chúng tôi tuyên truyền, khuyến khích các hộ dân đầu tư cơ sở vật chất, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu du khách ngày càng cao”.

Hiện nay, với 65 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, Na Áng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần cải thiện chất lượng sống tại địa phương. Bằng cách kết nối với các công ty lữ hành và trường học, nơi đây thu hút lượng lớn du khách đến khám phá văn hóa, thiên nhiên và đời sống bản địa. Mỗi tháng, Na Áng đón khoảng 10.000 lượt khách, vào dịp lễ, Tết, con số này tăng gấp 2 - 3 lần.

Không dừng lại ở việc xây dựng các cơ sở lưu trú, người dân Na Áng còn sáng tạo nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Các đội văn nghệ biểu diễn phục vụ du khách, những tuyến đường hoa rực rỡ sắc màu, khu vực trồng rau sạch và vườn dâu tây xanh mướt, mang lại trải nghiệm thú vị. Du khách đến đây không chỉ nghỉ dưỡng, mà còn có cơ hội hòa mình vào đời sống thường nhật của đồng bào Thái, từ học cách đan lát, làm đệm bông gạo, dệt thổ cẩm, đến tham gia chế biến các món ăn dân tộc đặc trưng như cơm lam, cá suối nướng hay thịt trâu gác bếp…

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Hồng Hảo, chủ homestay Noọng Ơi (Đông Sang, Mộc Châu) phấn khởi: “Nhờ lượng khách ổn định quanh năm, đặc biệt vào mùa hoa cải, hoa mận, tôi và nhiều hộ kinh doanh homestay có nguồn thu nhập tốt, đời sống ngày càng cải thiện. Quan trọng hơn, du lịch không chỉ mang lại lợi nhuận, mà còn giúp bà con giữ gìn bản sắc văn hóa, lan tỏa vẻ đẹp của Mộc Châu đến với nhiều người”.

Một địa danh khác của Mộc Châu cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách là “làng nguyên thủy” Hang Táu, thuộc bản Tà Số, xã Chiềng Hắc. Nơi đây mang vẻ đẹp hoang sơ hiếm có, hoàn toàn tách biệt với thế giới hiện đại với “ba không”: không điện, không sóng điện thoại, không wifi.

Đây từng là khu vực sản xuất của người Mông với cuộc sống tự cung tự cấp, nhưng từ khi du lịch cộng đồng phát triển, Hang Táu đã trở thành một trong những điểm đến ấn tượng nhất của cao nguyên Mộc Châu. Không giống như nhiều điểm du lịch khác được đầu tư hạ tầng hiện đại, người dân bản địa tại Hang Táu lại chọn cách giữ nguyên trạng nét hoang sơ của vùng đất này để thu hút du khách.

Tháng 8/2023, xã Chiềng Hắc thành lập Hợp tác xã du lịch Hang Táu với 20 hộ thành viên. Các thành viên phục vụ đưa đón khách tham quan, trải nghiệm, liên kết với các hộ làm homestay trong bản Tà Số phục vụ ăn, nghỉ khi du khách có nhu cầu.

Anh Mùa A Châu, Giám đốc Hợp tác xã du lịch Hang Táu cho biết: “Trước đây, bà con chủ yếu sống nhờ cây ngô, cây mận, nhưng từ khi khách du lịch đến, chúng tôi đã gắn du lịch với đời sống sản xuất. Khách đến trải nghiệm và góp ý rằng, nếu kéo điện hay làm đường vào thì nơi này sẽ mất đi sức hút. Vì thế, chúng tôi quyết định giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ vốn có”.

Nhờ cách làm này, Hang Táu không chỉ thu hút khách du lịch ưa khám phá, mà còn tạo sinh kế bền vững cho đồng bào Mông. Các dịch vụ như cho thuê trang phục dân tộc, trải nghiệm cưỡi ngựa, bán đồ thủ công và đặc sản địa phương đã giúp người dân cải thiện thu nhập đáng kể. Hiện mỗi tháng, Hang Táu đón khoảng 3.000 lượt khách, mang lại nguồn thu bình quân khoảng 100 triệu đồng.

Du lịch không chỉ là câu chuyện về danh lam thắng cảnh, mà còn là sự gắn kết giữa con người, văn hóa và thiên nhiên. Để phát triển bền vững, Mộc Châu cần tiếp tục đầu tư vào đào tạo nhân lực, nâng cao kỹ năng phục vụ du khách, đồng thời bảo đảm công tác bảo tồn văn hóa không bị thương mại hóa một cách thái quá.

Để tránh thương mại hóa du lịch, Mộc Châu hướng cần đến phát triển dựa trên giá trị cốt lõi của văn hóa bản địa, thay vì biến bản làng thành những “sân khấu” trình diễn phục vụ du khách. Bên cạnh đó, sự phát triển ồ ạt có thể làm mất đi nét nguyên sơ của những vùng đất vốn đã làm nên thương hiệu du lịch cộng đồng Mộc Châu. Bài toán đặt ra là làm thế nào để tiếp tục thu hút du khách nhưng vẫn gìn giữ hồn cốt của bản làng. Điều này đòi hỏi sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp, và đặc biệt là người dân - những chủ thể chính của du lịch cộng đồng.

Linh Nguyễn

Báo Đầu tư – baodautu.vn – Đăng ngày 09/3/2025
Từ khóa: cao nguyên Mộc Châu, du lịch cộng đồng, du lịch Mộc Châu, Sơn La

Tin liên quan

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tích cực tuyên truyền ý nghĩa của biển, hải đảo đồng thời triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036594

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC