Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Sơn La: “Vá rừng trên núi đá”

Sơn La: “Vá rừng trên núi đá”

Cập nhật: 23/05/2023

Hơn 5.000 cây (giổi, trám, móc, đa, mắc mật) đã được trồng, 1.000 hom dâu da xoan, phát tán gần 9.000 hạt giống cây rừng trên diện tích gần 10 ha, phục hồi những mảnh rừng bị suy thoái do tác động từ các hoạt động của con người. Những loài cây được lựa chọn trồng đều là những loài cây thức ăn của loài vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp và quý hiếm nơi đây.

Tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, vừa diễn ra Chương trình “Vá rừng trên núi đá”. Chương trình nhằm hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) và Ngày Môi trường Thế giới (5/6) do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiên. Tham dự sự kiện có PGS.TS Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) và TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Hội.

TS. Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Hội (ngồi giữa) và các đại biểu tại sự kiện.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Phạm Quang Thao biểu dương và đánh giá cao các hoạt động nhằm phục hồi những diện tích rừng bị suy thoái, góp phần bảo vệ ngôi nhà chung cho các loài động, thực vật hoang dã nơi đây. Liên hiệp Hội Việt Nam mong rằng trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền và các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phục hồi rừng. Hoạt động này không chỉ nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại địa phương mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, tạo điều kiện sinh kế, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho người dân địa phương.

Chương trình “Vá rừng trên đá” không chỉ góp phần phục hồi rừng mà còn giúp lan tỏa thông điệp bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường tới đông đảo quần chúng nhân dân, tạo cơ hội để những người yêu thiên nhiên tham gia trực tiếp vào hoạt động phục hồi rừng.

Phục hồi hệ sinh thái rừng là nhiệm vụ cấp bách trong thập kỷ toàn nhân loại đang chung tay để tránh một cuộc khủng hoảng sinh thái, song lại đòi hỏi sự bền bỉ và chung tay của cả cộng đồng.

Phong trào phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong thời gian gần đây dưới nhiều hình thức khác nhau cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan đoàn thể cũng như các tổ chức, doanh nghiệp và cả cộng đồng đối với hoạt động này. Đây là một tín hiệu rất tốt để thúc đẩy các hoạt động phục hồi rừng tại những khu vực rừng nghèo, rừng bị suy thoái, phân mảnh hoặc rừng trống.

Lồng ghép hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho những người tham gia chương trình.

Sự kiện đã thu hút hàng trăm người, bao gồm lực lượng Đoàn thanh niên xã Vân Hồ, Hội phụ nữ xã Vân Hồ, Mạng lưới cộng đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên và những người ủng hộ phục hồi rừng từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Gia Lai, Hà Nội, Quảng Bình, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La…

Sau phần khai mạc, các đại biểu và cộng đồng địa phương đã tham gia trồng cây, ném bom hạt tại khu rừng bản Hua Tạt, bản Pa Cốp, xã Vân Hồ. Trong ngày 21/5/2023, Chương trình đã trồng được hơn 5.000 cây giổi, trám, móc, đa, mắc mật, 1.000 hom dâu da xoan, phát tán gần 9.000 hạt giống cây rừng trên diện tích gần 10 ha, phục hồi những mảnh rừng bị suy thoái do tác động từ các hoạt động của con người. Những loài cây được lựa chọn trồng đều là những loài cây thức ăn của loài vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp và quý hiếm nơi đây.

Huyện Vân Hồ sở hữu dải rừng già trên núi đá vôi với hệ thống động, thực vật đa dạng, phong phú nhưng nhiều diện tích rừng hiện đang bị phân mảnh, suy thoái do áp lực từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính có khoảng 30% diện tích rừng cần được phục hồi để đảm bảo cảnh quan tự nhiên và duy trì sinh cảnh sống cho loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) - loài linh trưởng đặc hữu, cực kỳ nguy cấp trên phạm vi toàn cầu.

Hoạt động trồng rừng được thực hiện tại bản Pa Cốp và bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La – khu vực sinh cảnh chính của loài Vượn đen má trắng cực kỳ nguy cấp vốn đang bị đe dọa về sinh cảnh và nguồn thức ăn do rừng bị suy thoái và phân mảnh.

Chương trình đặt mục tiêu “vá” khoảng 10 ha rừng Vân Hồ với việc trồng 5.000 cây và phát tán hơn 4.000 bom hạt. Góp phần phục hồi rừng tự nhiên tại Vân Hồ để bảo vệ ngôi nhà cho quần thể Vượn đen má trắng quý hiếm.

Tạo cơ hội để những người yêu thiên nhiên có thể tự tay “vá” rừng Vân Hồ thông qua hoạt động trồng rừng, làm và ném bom hạt, từ đó góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới đông đảo công chúng.

Bài và ảnh: Lê Công Lương

TCĐT Thiên nhiên và Môi trường – thiennhienmoitruong.vn – Đăng ngày 23/05/2023
Từ khóa: bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng sinh học, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, thức ăn muôn loài, trồng rừng

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037080

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC