Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Sơn Tây- một vùng di sản

Sơn Tây- một vùng di sản

Cập nhật: 24/11/2017

Nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, Sơn Tây là một trong những điểm trung tâm của xứ Ðoài xưa. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất này vẫn còn hiện hữu và bảo tồn được nhiều giá trị di sản văn hóa quý báu, đó là kho tàng tài sản vô giá, khẳng định sự lao động, ý thức giữ gìn bảo vệ nâng niu của bao thế hệ cha ông đi trước.

Làng cổ Đường Lâm- ảnh minh họa

Theo thống kê, trên địa bàn thị xã có 244 di tích các loại, trong đó có 15 di tích được xếp hạng quốc gia, 54 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố, 78 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có 5 lễ hội, 6 nghề thủ công, 5 tập quán xã hội, 2 trình diễn, 1 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 18 cây duối cổ ở khu vực đền lăng vua Ngô Quyền và 90 cây lim, cây cổ thụ trong quần thể di tích Đền Và (Đông Cung) được công nhận là cây di sản văn hóa. Trong đó có những di tích nổi bật đã và đang là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước như: thành cổ Sơn Tây, Đông Cung (đền Và), quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm. Hầu hết ở địa bàn dân cư nào cũng có di tích dù quy mô và loại hình có khác nhau như: đình, đền, chùa, miếu, giếng…Gắn với di tích là các lễ hội và hiện vật quý trong và ngoài không gian như: tượng Phật, chuông, khánh, trống, đồ thờ, văn bia đại tự, hoành phi, câu đối, sắc phong rồi các cây cổ thụ có tuổi đời hàng mấy thế kỉ trường tồn cùng di tích.

Thị xã Sơn Tây, được ví như trung tâm của vùng văn hóa xứ Đoài rộng lớn - nơi được Đức Thánh Tản Viên Sơn - người được mệnh danh là Nam Thiên Đệ Nhất Phúc Đẳng Thần - đứng đầu trong hàng tứ bất tử chọn vùng đất Vân Gia để dừng chân xây Hành cung và trở thành một trong Tứ cung lớn nhất vùng. Sơn Tây cũng là vùng đất gắn liền với sự tích Đức Thánh Tản dạy dân chống hạn, săn bắt, đánh cá và bảo tồn nòi giống. Lễ hội ở Đông Cung đền Và vào các năm chẵn (Tý - Ngọ - Mão - Dậu) là lễ hội lớn nhất vùng thu hút hàng vạn người tham gia, Thành cổ Sơn Tây nằm giữa trung tâm hành chính của thị xã - đây là vị trí đắc địa nhất của vùng được Triều đình nhà Nguyễn lựa chọn sau 2 lần trước chọn vị trí xây thành nhưng không thành công để xây dựng nên tòa thành đá ong độc đáo mang tính chất tòa thành quân sự của vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Trải qua gần 200 năm tồn tại (từ đời vua Minh Mạng 1822 đến nay), ngoài chức năng là di tích lịch sử văn hóa thành cổ còn khoác trên mình sứ mệnh như lá phổi xanh điều hòa môi trường sinh thái của khu trung tâm hành chính, là công viên vui chơi giải trí.

Đặc biệt Sơn Tây còn có quần thể di sản văn hóa làng cổ ở Đường Lâm. Với diện tích 164ha, trải dài trên địa giới dân cư của 5 thôn và hơn 6000 nhân khẩu. Đây là bảo tàng sống toát lên những nét đặc trưng điển hình của văn hóa vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Ngoài các loại hình di tích, làng cổ ở Đường Lâm còn ẩn chứa trong mình những ngôi nhà cổ được xây cất bằng vật liệu gạch đá ong và kiến trúc gỗ truyền thống đang là nơi trú ngụ ấm áp hài hòa thân thiện của bao thế hệ, Đường Lâm còn là vùng đất của những dòng họ trâm anh thế phiệt, nơi sản sinh ra rất nhiều bậc anh hùng, hiền tài cho đất nước qua các thời kỳ.

Mời du khách hãy về Đường Lâm một lần để khám phá những nét đẹp di sản nơi đây!

Nguyễn Trọng An

Baodulich.net
Từ khóa: Ha-Noi, Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, vùng di sản

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033422

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC