Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Sông Diễn Vọng đe dọa vịnh Hạ Long

Sông Diễn Vọng đe dọa vịnh Hạ Long

Cập nhật: 22/05/2019

Những năm gần đây, di sản thế giới vịnh Hạ Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm của sông Diễn Vọng.

Sông Diễn Vọng chảy qua địa bàn Cẩm Phả, Hoành Bồ và đổ ra vịnh Hạ Long. Dọc hai bên sông là hàng loạt bến cảng tập kết, sàng tuyển, chế biến than gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Bãi tập kết than 368 đang từng ngày gây ô nhiễm vịnh Hạ Long

Than ở đầu sông và cuối sông

Với nguồn nước ngọt thiên nhiên từ trên các đồi rừng tươi tốt nơi thượng nguồn đổ về, nước sông Diễn Vọng đã từng trong vắt và mát lành. Nhà máy nước Diễn Vọng chẳng cần nhọc công lắng lọc gì nhiều đã có nguồn nước sinh hoạt lí tưởng cung cấp cho 2 TP Hạ Long và Cẩm Phả.

Nhưng mọi thứ đã trở nên tồi tệ khi vào đầu những năm 2000, rừng đầu nguồn bị cạo trọc và nhiều diện tích ven dòng sông này bị sử dụng vào các hoạt động khai thác than. Bùn đất, dầu mỡ, than đá và bãi thải theo những trận mưa trôi xuống Diễn Vọng, dòng sông này ô nhiễm nặng nề.

Đầu sông đã vậy, cuối sông còn được “bồi” thêm hàng loạt thứ độc hại trước khi nước đổ vào vịnh Hạ Long. Điểm cuối của dòng sông này, một bên là cụm cảng Làng Khánh, TP Hạ Long, một bên là hàng chục bến, bãi tập kết, vận chuyển than thuộc xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ.

Trao đổi với DĐDN, đại diện Cảng vụ Quảng Ninh cho biết, các bến, bãi ở đây theo quy hoạch không được sản xuất, chế biến than. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khu vực dòng sông chảy qua đây, nước đen ngòm, trơ lên những ụ đất chứa đầy những phế thải cũng mang màu đen như vậy. Tại Cảng 368 ngoài một khối lượng than lớn được tập kết, thì còn rất nhiều các trang thiết bị liên quan đến sản xuất chế biến như bể lắng, máy sàng tuyển...

Ông Nguyễn Văn Đến, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ cho biết, xung quanh bến than này được che chắn rất qua loa, mỗi lần họ sàng tuyển, rửa than là y rằng một lượng than rất lớn và nước thải chảy xuống vịnh. Khu vực này ngày trước nước xanh tốt nhiều cá tôm, là kế sinh nhai của người dân xung quanh, nhưng giờ chúng tôi phải đi rất xa mới đánh bắt được.

Cần câu trả lời từ cơ quan chức năng

Ô nhiễm môi trường vịnh từ các dự án là điều thật khó chấp nhận với một tỉnh “du lịch” luôn coi công tác môi trường là số một. Còn nhớ, trong việc không chấp thuận cho Công ty Tân Tiến tiếp tục mở rộng nhà máy sản xuất xút vì lo ngại môi trường vịnh Hạ Long bị ảnh hưởng, tỉnh này đã từng nhấn mạnh, “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế”.

Vậy tại sao, nơi cửa ngõ vịnh Hạ Long vẫn đang ngày đêm bị sự ô nhiễm phá hủy, lẽ nào lại có sự ưu ái đặc biệt ở đây?

Còn đối với sông Diễn Vọng. Đã từ lâu, người ta không dùng cụm từ nước mát sông Diễn Vọng nữa. Công ty Cổ phẩn Thi công và Cấp nước Quảng Ninh cũng từ lâu đã không dám dùng nguồn nước sông Diễn Vọng để cung ứng cho nhà máy xử lý nước Diễn Vọng. Họ phải lắp hệ thống dẫn nước từ hồ Cao Vân về nhà máy khá tốn kém vì sự ô nhiễm của Diễn Vọng đã quá nặng nề.

Khi dự án xử lý chất thải rắn của Tập đoàn INDVECO được thực hiện, chính quyền và nhân dân đã kỳ vọng rất lớn vào việc cải thiện môi trường và nguồn nước. Tuy nhiên, những gì đã xảy ra như DĐDN đã phản ánh gây ra những quan ngại rất lớn về năng lực của chủ đầu tư. Và thực chất nó chính là một đòn “chí tử” đối với Diễn Vọng.

Các dự án bên sông Diễn Vọng đã có báo cáo DTM chưa, đã hoạt động đúng với cam kết bảo vệ môi trường chưa? Và những gì đã và đang xảy ra với Diễn Vọng, với di sản thế giới vịnh Hạ Long sẽ được xử lý như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được giải đáp khi nguồn nước và môi trường vịnh đang gióng lên những hồi chuông báo động!

DĐDN sẽ tiếp tục vấn đề này.

Lê Cường

enternews.vn
Từ khóa: Sông Diễn Vọng, Vinh-Ha-Long

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033481

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC