Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Tái khởi động hệ thống xe đạp công cộng tại trung tâm thành phố Huế

Tái khởi động hệ thống xe đạp công cộng tại trung tâm thành phố Huế

Cập nhật: 22/01/2024

Việc tái khởi động hệ thống xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố Huế nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch thể thao trải nghiệm, hấp dẫn, bền vững về sức khỏe và bền vững về môi trường, lan tỏa phong trào đi xe đạp trong cộng đồng dân cư…

Ngày 21/1, UBND thành phố Huế phối hợp với Công ty cổ phần Vietsoftpro tổ chức Lễ Tái khởi động hệ thống xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố với 200 xe đạp tại 7 trạm xe đã có với mong muốn hệ thống xe đạp chia sẻ công cộng đi vào hoạt động ổn định, bền vững...

Hệ thống Xe đạp chia sẻ công cộng tại Huế được triển khai dựa trên nội dung biên bản ghi nhớ giữa UBND thành phố Huế với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Công ty Cổ phần Vietsoftpro nhằm hướng đến phát triển giao thông đô thị bền vững và thành phố thông minh. Dự án được chia thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (từ tháng 6 đến tháng 12/2022) đã thực hiện thí điểm tuyến xe đạp chia sẻ công cộng thông minh trong thành phố Huế với 7 trạm đặt hai bên bờ sông Hương và trong khu vực Đại Nội Huế.

Hệ thống Xe đạp chia sẻ công cộng tại thành phố Huế.

Qua đánh giá giai đoạn 1, đã có 12.000 lượt sử dụng xe đạp. Khách hàng của dịch vụ bao gồm cả du khách và người dân địa phương, học sinh sinh viên. Vị trí các trạm xe ở giai đoạn 1 được đặt gần với các điểm du lịch quan trọng, thuận lợi cho du khách và người dân sử dụng; tạo thuận lợi cho du khách và người dân lấy và trả xe ở nhiều điểm khác nhau trong thành phố Huế, phù hợp với những quãng đường di chuyển ngắn... đã thu hút người dân, du khách đến trải nghiệm, sử dụng và tham quan các địa điểm du lịch – di tích ở trung tâm thành phố Huế. Tuy nhiên, quá trình hoạt động thí điểm cũng đã bộc lộ một số khó khăn.

Sau quá trình bảo dưỡng, nâng cấp, đến nay 7 trạm xe đạp đã được đưa vào hoạt động trở lại kể từ ngày 12/1/2024. Công ty Vietsoftpro và các đơn vị liên quan đã hoàn thiện xong phần mềm, trang bị thêm hệ thống khóa 4G và đã triển khai việc lắp đặt hệ thống khóa mới lên xe đạp.

Việc tái khởi động hệ thống xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố Huế cũng nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch thể thao trải nghiệm, hấp dẫn, bền vững về sức khỏe và bền vững về môi trường, lan tỏa phong trào đi xe đạp trong cộng đồng dân cư. Đồng thời quảng bá, giới thiệu rộng rãi hệ thống xe đạp chia sẻ công cộng đến du khách và người dân trên địa bàn, góp phần phát triển giao thông xanh và xây dựng "Huế trở thành thành phố xe đạp".

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia đạp xe tại Lễ Tái khởi động hệ thống xe đạp công cộng tại khu vực trung tâm thành phố Huế.

Lãnh đạo UBND thành phố Huế cho biết, để tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án thí điểm hệ thống Xe đạp chia sẻ công cộng tại thành phố Huế, địa phương đặt ra mục tiêu đến tháng 6/2024 sẽ vận hành khoảng 600 xe đạp tại 20 trạm xe; từ tháng 9/2024 sẽ vận hành khoảng 1.000 xe đạp tại 30 trạm xe; tiếp tục tiến hành hoạt động vận hành hệ thống xe đạp tổng thể trên diện rộng...

Song song với đó, thành phố Huế sẽ triển khai các tuyến đường ưu tiên dành cho xe đạp; điều phối các trạm xe theo hướng mở rộng và đặt tại các vị trí trung tâm, gần công viên... nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho người dân và du khách sử dụng.

Lê Chung

Báo Tổ quốc – toquoc.vn – Ngày đăng 21/01/2024
Từ khóa: du lịch thể thao, hệ thống xe đạp công cộng, Thành phố Huế

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036318

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC