Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 22/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Chương trình dự án
  • /
  • Tạo bước đột phá phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Thừa Thiên Huế

Tạo bước đột phá phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Thừa Thiên Huế

Cập nhật: 26/09/2024

Đó là một trong những mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch số 366/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án "Định hướng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại tỉnh Thừa Thiên Huế" vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành ngày 25/9/2024.

Theo đó, mục tiêu chung của kế hoạch nhằm đánh giá hiện trạng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe (CSSK) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các điểm du lịch gắn với CSSK trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đa dạng các sản phẩm du lịch CSSK của địa phương, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch CSSK, xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm du lịch và y tế lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về du lịch CSSK.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phát triển du lịch CSSK, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khi đầu tư phát triển dịch vụ, sản phẩm CSSK gắn liền với phát triển du lịch tại địa phương. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ CSSK kết hợp đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ tại các cơ sở nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; định hình các mô hình sản phẩm du lịch CSSK trên địa bàn tỉnh để đưa vào khai thác sử dụng và tiếp tục đầu tư hoàn thiện trong thời gian tới.

Du khách trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu cụ thể sẽ hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch CSSK, y tế. Đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng khai thác và phát triển du lịch CSSK, y tế tại các điểm gắn với du lịch CSSK, y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khảo sát và đánh giá nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế làm cơ sở xây dựng sản phẩm du lịch CSSK, y tế đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Xây dựng một số mô hình điểm nhấn về sản phẩm du lịch CSSK trên địa bàn tỉnh để đưa vào khai thác sử dụng và tiếp tục đầu tư hoàn thiện trong thời gian tới. Thiết kế và số hóa một số chương trình du lịch CSSK, y tế bằng công nghệ thực tế ảo, mô phỏng được sản phẩm du lịch CSSK, y tế tại Thừa Thiên Huế.

Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường khai thác và phát triển du lịch CSSK, y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ danh mục các dự án, hoạt động ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển các sản phẩm, đầu tư hạ tầng các điểm du lịch CSSK trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2024 - 2030. Phát huy tối đa sự tham gia của chính quyền địa phương, người dân và cộng đồng; do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác, hưởng lợi và sự hỗ trợ về chuyên môn của đơn vị tư vấn.

Để hoàn thành các mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng chính sách phát triển thu hút đầu tư phát triển các dự án/mô hình du lịch CSSK; Đầu tư hạ tầng phát triển các điểm du lịch CSSK; Xây dựng phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch CSSK; Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo; Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch CSSK.

Lê Chung

Báo điện tử Tổ Quốc – toquoc.vn – Đăng ngày 25/9/2024
Từ khóa: du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch Huế, phát triển du lịch, sản phẩm du lịch, Thua-Thien-Hue

Tin liên quan

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

(TITC) – Ngày 16/5, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản kêu gọi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

(TITC) – Công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Lào Cai là một mô hình tiêu biểu cho phát triển hài hòa giữa kinh tế và môi trường. Bằng cách lồng ghép các chính sách bảo vệ môi trường vào chiến lược phát triển, tỉnh đang từng bước

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Quảng Ninh: Nâng cao kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho thuyền viên du lịch

Xem tiếp

Tin nổi bật

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025 – Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Cột mốc Bờ Y – nơi tôn vinh lòng tự hào dân tộc

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039005

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC