Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên ở Sa Pa

Thả 20 cá thể động vật hoang dã về rừng Hoàng Liên ở Sa Pa

Cập nhật: 24/06/2022

Sáng 23/6, Trung tâm Cứu hộ và bảo tồn phát triển thực vật Hoàng Liên, thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) đã thả 20 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên là rừng Hoàng Liên, ở thị xã Sa Pa (Lào Cai).

Thả 20 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai).

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, đây là những cá thể động vật hoang dã được tiếp nhận từ các tổ chức và cá nhân và được đơn vị cứu hộ thành công, đủ điều kiện tái thả về môi trường tự nhiên.

Các cá thể động vật hoang dã được thả về rừng tự nhiên đợt này gồm: 3 cá thể cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), 5 cá thể rùa đầu to (Platysternon megacephalum), 6 cá thể cầy vòi mốc (Paguma larvata), 2 cá thể mèo rừng (Prionailurus bengalensis) và 4 cá thể trăn đất (Python molurus).

Vườn quốc gia Vườn quốc gia Hoàng Liên có diện tích hơn 28.000ha, với độ cao từ 1.000 đến 3.000m so với mặt nước biển, nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa bàn thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu).

Vườn quốc gia Hoàng Liên hiện có 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó có 60 loài động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ, 33 loài trong danh mục đỏ của Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật là nơi tiếp nhận, chăm sóc các động vật hoang dã do các cơ quan bàn giao sau khi xử lý các vụ săn bắt, buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp hoặc do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao, hiến tặng để cứu hộ.

Tính từ năm 2017 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận 229 cá thể thuộc 35 loài, trong đó có nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như rắn hổ mang chúa, cu li nhỏ, cu li lớn, mèo rừng, gấu, rùa…; thực hiện thả về tự nhiên 89 cá thể thuộc 12 loài. Các cá thể sau khi được cứu hộ thành công đều phục hồi sức khỏe cũng như bản năng sinh tồn của loài, nên khi tái thả về môi trường tự nhiên các cá thể đều thích nghi tốt.

Tin, ảnh: Quốc Hồng

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 23/06/2022
Từ khóa: môi trường tự nhiên, Thả động vật hoang dã, Vườn quốc gia Hoàng Liên

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037500

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC