Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thả cá lòng hồ Thác Bà – Yên Bái: Ích nước, lợi nhà

Thả cá lòng hồ Thác Bà – Yên Bái: Ích nước, lợi nhà

Cập nhật: 19/01/2023

Hằng năm, cứ vào ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), cư dân chung quanh vùng lòng hồ Thác Bà thuộc huyện Yên Bình (Yên Bái) lại ra quân thả các loại cá bổ sung nguồn lợi thủy sản vào lòng hồ.

Thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà. (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản)

Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với diện tích mặt nước 19.000ha và hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ. Ðây là lợi thế rất lớn để phát triển thủy sản và du lịch, cũng như mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân đang làm ăn, sinh sống trên lòng hồ. Hành động thả cá thể hiện tinh thần trách nhiệm của người dân về công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản trên hồ. Năm nay, mỗi hộ dân thả ít nhất ba con cá trong ngày ra quân và toàn huyện đã thả hơn 30 nghìn con cá các loại bổ sung nguồn lợi thủy sản cho lòng hồ.

Ngay đầu năm 2023, một loạt địa phương tại các tỉnh miền núi phía bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hòa Bình… cũng thực hiện hành động thả cá tái tạo trên các lòng hồ của từng nơi với số lượng hàng chục tấn cá giống các loại. Nhìn rộng ra, không chỉ các địa phương phía bắc mà cả các tỉnh, thành phố phía nam, tập tục này cũng được nhân rộng. Thí dụ như ở Ðồng Nai, mỗi năm hai lần vào dịp đầu năm và cuối năm, hàng trăm nghìn cá giống các loại được thả xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Ở nước ta, địa hình thường có các hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện có diện tích mặt nước lớn rất thuận lợi cho việc phát triển các loài thủy sản. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức đã và đang làm cho nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và bảo tồn, đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, tình trạng khai thác sử dụng bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản còn nhiều; việc lưu hành, sử dụng những ngư cụ này khá phức tạp và gây khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là chất độc, xung điện. Chính vì vậy, việc bảo vệ, bảo tồn, tái tạo nguồn lợi thủy sản càng cấp bách và cần được quan tâm.

Ðể góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn, nhiều địa phương đã kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và doanh nghiệp cùng toàn thể nhân dân chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi; tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật, tuyệt đối không sử dụng các hình thức đánh bắt tận diệt, các hành vi bị cấm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Những cuộc phát động thiết thực này đã và đang thu hút sự hưởng ứng tích cực, rộng rãi của toàn dân. Bởi hơn ai hết, họ thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa của phong trào không chỉ "ích nước", tức bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản trên hồ, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cho quê hương mà còn "lợi nhà" khi góp phần quan trọng ổn định sản xuất, tạo sinh kế cho chính người dân...

Tâm Thời

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 18/01/2023
Từ khóa: ích nước, nguồn lợi, Thả cá giống

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC