Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 26/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao

Thái Bình có 64 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao

Cập nhật: 12/10/2022

Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh ra thị trường nội địa và từng bước xuất khẩu, tỉnh Thái Bình đã nỗ lực xây dựng, phát triển được nhiều sản phẩm OCOP chất lượng, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Sản phẩm OCOP đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cói Tây An (tỉnh Thái Bình) đủ điều kiện để đăng ký tham gia sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia.

Ông Đỗ Quý Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết: Đến nay, địa phương đã có 64 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao.

Trong số các sản phẩm trên, có 2 sản phẩm là đồ thủ công mỹ nghệ làm từ cói Tây An và khăn bông Thanh Chất đạt trên 90 điểm, đủ điều kiện để đăng ký tham gia sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia.

Một số sản phẩm được công nhận mang bản sắc riêng của vùng quê lúa, có thương hiệu trên địa bàn toàn quốc như: mắm cáy Hồng Tiến, bánh cáy Thiên Đức, cây phát lộc Minh Tân…

Điều đáng mừng, nhiều sản phẩm sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, dán tem OCOP đã đưa vào tiêu thụ ổn định trong các công ty, cửa hàng, siêu thị. Tiêu biểu như sản phẩm trứng vịt biển, thịt vịt biển Đông Xuyên đã đưa vào tiêu thụ tại 26 cửa hàng, siêu thị ở 16 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, khá nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình xây dựng gian hàng trên nền tảng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Voso...

Một số sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh như trà túi lọc thìa canh Thái Hưng, kẹo dồi Trường Thuận, bánh đa Quỳnh Côi … đã phân phối thành công trên các giao diện trực tuyến, được người tiêu dùng đánh giá cao.

Đồng hành với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong hơn 10 tháng qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch.

Hiện nay, tại khách sạn Dream (tiêu chuẩn 3 sao) ở thành phố Thái Bình và Khu du lịch, sinh thái cồn Đen (huyện Thái Thụy) đang trưng bày, quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu như: bánh cáy Thiên Đức, tỏi Trường An, cói Tây An, trà Thái Hưng và kẹo dồi, kẹo lạc Trường Thuận.

Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh, Thái Bình chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung xây dựng, đầu tư vào những sản phẩm thế mạnh, có tính cạnh tranh cao, nên việc xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm tới.

Mai Tú

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Ngày đăng 11/10/2022
Từ khóa: đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, Thái Bình

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79040012

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC