Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thắng cảnh suối Tiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng

Thắng cảnh suối Tiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng

Cập nhật: 06/04/2018

Thắng cảnh suối Tiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Phần đông du khách không thể đi qua những đoạn nước đọng vừa bẩn vừa sâu.

Suối Tiên là thắng cảnh nổi tiếng ở vùng đất du lịch Mũi Né, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Một thời Suối Tiên được xem là chốn bồng lai tiên cảnh, nhưng nay du khách thất vọng khi đặt chân đến đây tham quan.

Du khách không thể lội qua đoạn nước sâu và đục bẩn đành leo lên trên các khối nhũ cát để tiếp tục hành trình

Vào mùa này, có rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan suối Tiên. Từ cầu Rạng, lội ngược dòng lên phía trên, khách tham quan thực sự ngán ngẩm khi thấy dòng nước đục bẩn, tù đọng. Phần đông du khách lội được vài trăm mét thì đành quay về vì không thể đi qua những đoạn nước đọng vừa bẩn vừa sâu.

Chị Quỳnh Anh, một du khách đến từ Hà Nội phàn nàn: “Tôi mới đến, chắc đi được nửa đường thôi. Tôi thấy đi thẳng nước rất sâu, nên cũng hơi sợ, không đi tiếp nữa. Cũng rất muốn đi tiếp ngắm cảnh xem như thế nào nhưng sợ. Em cảm thấy hơi thất vọng”.

Một số khác vì muốn khám phá cảnh đẹp tự nhiên nên chọn cách lên trên các nhũ cát để đi tiếp. Hành động này lại vô tình phá hoại cảnh quan hiện hữu bên bờ suối Tiên bởi không ít khối nhũ cát được thiên nhiên hình thành hàng trăm năm bị giẫm đạp, sụp đổ.

Theo các hướng dẫn viên du lịch, nguyên nhân khiến cho dòng suối này bị tắc, đọng nước sâu ở nhiều đoạn là do tình trạng lấn chiếm dòng suối để làm hàng quán.

Có ít nhất 4 vị trí do người dân tự ý đóng cọc lấy đất và bao cát san lấp suối. Dòng nước tự nhiên bị cản trở tù đọng lâu ngày cùng với nước thải và rác thải từ các hàng quán tự phát khiến cho suối Tiên càng bẩn thỉu.

Một vị trí bị người dân lấn chiếm, san lấp mặt bằng làm hàng quán tự phát ngay trên suối

Anh Lưu Đức Toàn, hướng dẫn viên chuyên dẫn các đoàn khách nước ngoài đến đây tham quan cho biết, du khách đến đây rất thất vọng và liên tục phàn nàn. Dòng suối Tiên bị tác động từ nhiều tháng qua nhưng chưa thấy ngành du lịch và chính quyền địa phương có hướng xử lý.

Anh Toàn nêu ý kiến: “Tại đây, mấy tháng này chỗ nước đọng càng ngày càng sâu. Dân cũng phản ảnh rồi mà chưa thấy chính quyền địa phương làm gì cả”.

Ông Huỳnh Thanh Trúc, Phó Giám đốc Ban quản lý khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né, thành phố Phan Thiết cho biết: Qua công tác kiểm tra, nắm tình hình tại khu vực suối Tiên, Ban quản lý đã phát hiện có hiện tượng nước ứ đọng lại và có màu đục. Nguyên nhân ban đầu được xác định một phần do nước chảy từ động cát làm tràn cát, một phần do một số hộ dân tự động dùng bao cát lấn chiếm ra lòng suối để giữ đất, nên từ đó nước bị ứ đọng lại.

Ông Trúc nói: “Ban quản lý Hàm Tiến – Mũi Né sẽ phối hợp với phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp tiến hành kiểm tra đất của các hộ dân dọc theo dòng suối cũng như đất nhà nước quản lý để có xử lý nếu các hộ lấn chiếm. Đồng thời, Ban quản lý sẽ báo cáo với UBND TP Phan Thiết để có hướng chỉ đạo xử lý tiếp theo”.

Tình trạng san lấp mặt bằng lấn dòng chảy tự nhiên khiến cho thắng cảnh suối Tiên ngày càng tồi tệ

Dòng suối Tiên chảy qua địa bàn xã Thiện Nghiệp và phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết trước khi đổ ra biển. Đây là điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch dành cho khách nội địa cũng như quốc tế. Bất kỳ sách hướng dẫn du lịch nào về Bình Thuận cũng đều nhắc đến suối Tiên.

Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời, trong tương lai không xa, điểm du lịch suối Tiên sẽ bị hủy hoại và không còn là chốn "bồng lai tiên cảnh" nổi tiếng một thời.

VOV
Từ khóa: Bình Thuận, hủy hoại, Phan Thiết, suối Tiên

Tin liên quan

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới phải đối mặt với nhiều thách thức như cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp… Với mục tiêu phát triển theo ba trục chính: văn hóa, du lịch, thương mại. Lâm Đồng mới đang nỗ

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Những năm qua, Bình Định đã triển khai hàng loạt biện pháp bảo vệ môi trường biển, từ mô hình thu gom rác thải nhựa trên tàu cá, tăng cường quản lý khai thác thủy sản đến cải thiện hệ sinh thái ven biển.

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Quảng Nam: Tiềm năng du lịch Cẩm An chờ đánh thức

Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia và quốc tế

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Côn Đảo nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học phát triển du lịch bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039143

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC