Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • TP. Hồ Chí Minh: Đánh thức “Rồng xanh” để đột phá phát triển du lịch

TP. Hồ Chí Minh: Đánh thức “Rồng xanh” để đột phá phát triển du lịch

Cập nhật: 19/03/2025

Khi “Rồng xanh - sông Sài Gòn” được đánh thức, sẽ góp phần tạo sự đột phá cho ngành du lịch của TP. Hồ Chí Minh, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Năm 2024, TP. HCM đưa ra dự án “Đánh thức Rồng xanh” trong đề án quy hoạch phát triển sông để phát triển kinh tế dịch vụ ven sông Sài Gòn trong tương lai - Ảnh: VGP

TP.HCM không nằm ngoài xu thế tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh TP.HCM do UBND TP.HCM phối hợp với Ngân hàng Thế giới - World Bank tại Việt Nam tổ chức năm 2024, Chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM được xác định là một trong 10 thành phố trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố cho thấy trung bình mỗi năm tổng phát thải khí nhà kính trên địa bàn Thành phố hơn 60 triệu tấn CO2; có 3 nguồn thải chính: từ hoạt động công nghiệp với gần 20 triệu tấn CO2, giao thông hơn 13 triệu tấn CO2, còn lại là sinh hoạt và các hoạt động khác.

Đồng thời, Thành phố cũng đang phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn lực...

Theo ông Phan Văn Mãi, cùng với xu hướng chung của thế giới, TP.HCM chọn Tăng trưởng xanh là chiến lược phát triển tương lai, ưu tiên hàng đầu nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Thành phố cũng đặt mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030 để xây dựng môi trường sống và làm việc thuận lợi, an toàn và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chủ động tham khảo, hợp tác, phối hợp trao đổi với các tổ chức quốc tế để học hỏi, rút kinh nghiệm, hướng tới phát triển xanh, bên vững.

Có thể nói, với mục tiêu đem lại thịnh vượng, phát triển bền vững cho TP.HCM, việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời giảm tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh đã trở thành yêu cầu tất yếu, khách quan đối với Thành phố.

Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định: Thành phố tiếp tục là động lực, đầu tàu, dẫn dắt trong vai trò của một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không hoàn chỉnh giúp TP.HCM trở thành thị trường giao thương hàng hóa lớn trong nước và quốc tế.

TP.HCM không chỉ là một trung tâm kinh tế của cả nước, đô thị Sài Gòn - TP.HCM luôn thể hiện bản sắc: "Văn minh, hiện đại, nghĩa tình". Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đúc kết, phong cách của người Sài Gòn xưa - TP.HCM ngày nay là: "Bản lĩnh kiên cường, tinh thần năng động, sáng tạo, khả năng hợp tác cao và luôn luôn thích ứng".

Với lợi thế một trung tâm kinh tế năng động, cùng với văn hóa đa dạng, nhiều di tích lịch sử, ẩm thực phong phú… sẽ không chỉ tạo sự hấp dẫn thu hút du khách mà đó còn là yếu tố thuận lợi để TP.HCM phát triển bền vững.


Trong báo cáo cuối kỳ Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 cũng đã nêu định hướng phát triển không gian dọc sông Sài Gòn: Là trọng tâm phát triển mang tính đột phá trong thế kỷ mới, nhằm đưa TP.HCM lên tầm cao mới, đẳng cấp quốc tế - Ảnh: VGP

Triển khai dự án "Đánh thức Rồng xanh": 3 nội dung trọng tâm

Sông Sài Gòn dài 256km, chạy qua địa phận TP.HCM khoảng 80km rồi hợp lưu với sông Đồng Nai, chảy ra biển qua cửa Cần Giờ.

Sông Sài Gòn là một tài nguyên đặc biệt của TP.HCM. Dòng sông như một tác phẩm kiến trúc, thiên nhiên, văn hóa độc đáo: Dòng sông uốn lượn như hình "Rồng xanh" vắt qua TP.HCM. "Rồng xanh - sông Sài Gòn" không chỉ là biểu tượng của đô thị sông nước, mà còn là chứng nhận của quá trình 325 năm hình thành và phát triển Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM.

Dọc theo triền sông là các bến cảng, phố chợ, làng nghề, dịch vụ "trên bến dưới thuyền" thật sự nhộn nhịp đã làm nên đặc trưng riêng của TP.HCM. Theo mạch nguồn của sông, đô thị hiện đại ven sông sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về sự thân thiện, cởi mở, hào sảng và phóng khoáng của người dân Thành phố; lan tỏa niềm tự hào, truyền cảm hứng cho những sáng tác nghệ thuật, những hoạt động giáo dục, giải trí thương mại dịch vụ; không gian dành cho sự khám phá của du khách trong nước và quốc tế khi đến với TP.HCM.

Sông Sài Gòn có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, môi trường của TP.HCM. Tuy nhiên, những tiềm năng và lợi ích của sông đến nay chưa được quan tâm nghiên cứu và khai thác trên quy mô liên vùng.

Do đó, năm 2024, TP.HCM đã đưa ra dự án "Đánh thức Rồng xanh" nhằm quản lý hành lang không gian kiến trúc và phát triển kinh tế dịch vụ ven sông Sài Gòn.

Để triển khai dự án "Đánh thức rồng xanh" thành công, cần tập trung vào 3 nội dung trọng tâm. Thứ nhất là tập trung tăng mật độ cây xanh, cần trồng thêm hàng triệu cây xanh dọc theo hai bên bờ sông Sài Gòn để tạo mảng xanh. Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch 42 công viên dọc hai bên bờ sông Sài Gòn.

Có chiến lược và kế hoạch triển khai thật cụ thể và một quyết tâm thực sự mạnh mẽ để cắt giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng, cải tạo hạ tầng hai bên sông Sài Gòn, định hình những giá trị của dòng sông, đề xuất quy hoạch, đầu tư và khai thác hiệu quả hạ tầng xanh đa chức năng cho dòng sông Sài Gòn.

Có thể nói, sông Sài Gòn trở thành "Rồng xanh - sông Sài Gòn" sẽ là một tác phẩm kiến trúc thiên nhiên, văn hóa, một biểu tượng thiêng liêng quý giá, thương hiệu đặc biệt và là niềm tự hào của người dân TP.HCM trong thời gian tới.

CEO Đặng Đức Thành - Chủ tịch Quỹ Vì chất lượng cuộc sống

Báo Chính phủ – tphcm.chinhphu.vn – Đăng ngày 17/3/2025
Từ khóa: phát triển du lịch, Rồng xanh - sông Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037013

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC