Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 26/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Thí điểm xe đạp công cộng

Thành phố Hồ Chí Minh: Thí điểm xe đạp công cộng

Cập nhật: 19/04/2021

Từ ngày 1-8, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai thí điểm xe đạp công cộng Mobike trên địa bàn quận 1, với 388 xe được bố trí ở 43 vị trí. Hệ thống xe đạp công cộng được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp giúp thành phố giải quyết nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Mục tiêu của dự án nhằm đa dạng hóa các phương thức giao thông đô thị khu vực trung tâm thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm mới phục vụ du lịch.

Theo đó, Công ty CP Tập đoàn Trí Nam được chọn là nhà đầu tư triển khai thí điểm dịch vụ này. Thời gian thí điểm là 12 tháng. Xe đạp sử dụng là loại gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 3G, 4G hoặc bluetooth trên điện thoại di động. Xe có kết cấu vững chắc, lốp xe được sử dụng loại chống thủng, có trang bị đèn để đi vào buổi tối và các phụ kiện phù hợp thời tiết tại đây.

Để sử dụng dịch vụ, người dân sẽ tải và cài đặt ứng dụng Mobike trên điện thoại thông minh, từ đó có thể quét tìm chung quanh để đến được điểm trạm còn xe gần nhất. Sau đó dùng chính ứng dụng này để quét mã code mở khóa xe để sử dụng. Sau khi hoàn tất chuyến đi, người dùng đỗ xe vào đúng nơi quy định để khóa xe. Giá vé giai đoạn thí điểm được tính theo thời gian gồm 5.000 đồng/30 phút, 10.000 đồng/60 phút... Về cơ chế chống mất cắp, khi đăng ký sử dụng dịch vụ, người dân cung cấp và xác minh tính hợp lệ của thông tin cá nhân. Mỗi xe đạp đều được gắn một thẻ ID định danh; thông qua hệ thống phần mềm trung tâm, cán bộ vận hành có thể giám sát được xe đang ở vị trí nào hoặc ai đang sử dụng.

Tổng cộng 43 điểm đỗ xe dự kiến bố trí trên vỉa hè, trạm bus ở quận 1, trên các tuyến đường chính như Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Võ Văn Kiệt, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Lê Thánh Tôn... gần các điểm dừng xe bus (trạm dừng, nhà chờ) lưu lượng lớn nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp cận dịch vụ thuận lợi. Diện tích trung bình của vị trí đậu xe từ 10 - 15 m². Mỗi vị trí sẽ có khoảng từ 10 - 20 xe và số lượng xe mỗi vị trí có thể thay đổi cho phù hợp không gian và mật độ sử dụng. Ngoài các trạm đỗ, nhà đầu tư cũng đang triển khai cơ sở vật chất, nhân lực, các hệ thống vận hành, trạm mẫu, hệ thống phân phối xe cho đến kho lưu trữ bảo dưỡng xe.

Đại diện nhà đầu tư cho biết, doanh nghiệp đang gấp rút thực hiện các công việc để dự kiến khai trương vào ngày 1-8. Hiện, các hợp đồng, thủ tục nhập xe về Việt Nam đang được thực hiện. Giai đoạn đầu (khoảng từ 1-3 tháng), doanh nghiệp sẽ miễn phí trong 15 phút sử dụng đầu tiên để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng mới này.

Theo Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, phát triển loại hình xe đạp công cộng để hỗ trợ kết nối các phương thức vận tải hành khách công cộng khác là cần thiết. Mạng lưới này sẽ phụ trợ giúp kết nối người dân đến trạm xe bus thuận tiện hơn thay vì hình thức đi bộ như hiện tại. Hiện, sở đang nghiên cứu thí điểm hai tuyến đường ưu tiên cho xe bus, xe đạp công cộng để phương án gom, hút khách cho xe bus thêm hiệu quả.

Thanh Sơn

Báo Nhân dân
Từ khóa: Thành phố Hồ Chí Minh, Thí điểm xe đạp công cộng

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79040000

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC