Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thêm 12 cây cổ thụ ở Hà Nội, Nghệ An và Bình Định được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây di sản Việt Nam

Thêm 12 cây cổ thụ ở Hà Nội, Nghệ An và Bình Định được Hội đồng công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây di sản Việt Nam

Cập nhật: 27/07/2011

Ngày 26/7/2011, dưới sự chủ trì của GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây di sản Việt Nam của VACNE đã họp, xét duyệt được 12 cây cổ thụ ở các tỉnh: Nghệ An, Bình Định và thành phố Hà Nội, đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.

Đây là những cây cổ thụ tiêu biểu, trong tổng số gần 80 cây (nằm trong 25 bộ hồ sơ) của các tập thể, cá nhân từ các địa phương mới gửi về Hội. Điều đáng quan tâm là: quá nửa số cây được xét duyệt, công nhận cây Di sản lần này đều ở thành phố Hà Nội. Cụ thể là ở quận Tây Hồ có cây Sanh ở đình Nhật Tân (Phường Nhật Tân), cây Đa trước cổng chùa Khai Nguyên và cây Thị ở đình Quán La (phường Xuân La ). Những cây này đều có tuổi từ 350 năm đến 400 năm. Riêng cây Si ở phủ Tây Hồ, phường Quảng An (khoảng 200 năm) lại có rất nhiều gốc, cành và tán lá rấtđẹp, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc. Huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội cũng có cây Đa cổ thụ xóm Quýt, xã Yên Bài (khoảng 1.000 năm) và cây Lộc vừng 2 thân ở xã Châu Sơn (đường kính thân hơn 1 mét, tuối cây khoảng 500 năm) cũng được Hội đồng đề nghị công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam lần này còn có: 5 cây Thị cổ thụ (670 tuổi) ở xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) và cây Me hơn 200 tuổi ở bảo tàng Quang Trung (Bình Định). Nếu như tất cả 12 cây cổ thụ vừa được Hội đồng Cây Di sản Việt Nam xét duyệt, được Chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam ra quyết định công nhận,thì cả nước ta có tới 104 cây cổ thụ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam. Cụ thể là: đã có 87 cây ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Cao Bằng và Thừa Thiên – Huế đã được vinh danh tại 9 buổi Lễ công nhận trong hơn một năm qua. Còn lại 5 cây cổ thụ đã được VACNE công nhận là Cây Di sản Việt Nam, nhưng chưa tổ chức lễ vinh danh là: cây Thị & cây Bàng ở Ninh Bình + 3 cây Đa ở Nghệ An, Hà Nội và Quảng Nam.Sau khi nghe GSTSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng và các thành viên Hội đồng cây di sản góp ý, TS Nguyễn NgọcSinh, Chủ tịch VACNE đã thông báo về những kết quả rất đáng khích lệ về sự kiện này. Cụ thể là: sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam doVACNE khởi xướng đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia và được các cấp chính quyền, đoàn thể ở Trung ương và địa phương trong cả nước hưởng ứng, được dư luận xã hội đánh giá cao.Cụ thể là Hội Thanh niên (TƯ Đoàn TNCSHCM) đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo VACNE, bày tỏ mong muốn cùng phối hợp tổ chức sự kiện này.Thông tin của Đoàn đạp xe xuyên Việt Vì Môi trường (C4E) vừa cho biết: ngày 28/7 Đoàn sẽ về làng Phong Điền - nơi có vành đai cây Lộc Vừng cổ thụ để truyền thông về bảo tồn cây di sản.Riêng ở Đường Lâm – nơi có rặng Ruối vừa được VACNE vinh danh đã khởi sắc về du lịch. Tại CaoBằng, sau sự kiện 2 cây nghiến được vinh danh, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, bảo tồn cây Di sản cũng được nâng lên đáng kể. Ông chủ tịch Hội BVTN&MT tỉnh vừa thông tin như vậy và cho biết thêm: hiện nay các cơ quan chức năng địa phương cũng đang ráo riết truy tìm thủ phạm vừa chặt hạ những cây dã hương cổ thụ. Vì thế, dù có những khó khăn trước mắt, nhưng lãnh đạo VACNE, cũng như Hội đồng Cây Di sản Việt Nam cần phối hợp tổ chức tốt hơn và từng bước thực hiện xã hội hóa phong trào này.

VACNE
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033787

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC