Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 11/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Thiên Cầm – lắng nghe đàn trời

Thiên Cầm – lắng nghe đàn trời

Cập nhật: 29/09/2009

Vẫn là cát trắng, nắng gió, những hàng phi lao của vùng biển nhưng lại trong trẻo và dịu dàng. Đó là Thiên Cầm, nét hoang sơ như chưa từng có dấu chân con người.Hà Tĩnh là điểm đầu của tuyến du lịch Con đường di sản, trong đó Thiên Cầm nằm cách 10km về phía Đông Nam thành phố với những nét khắc nghiệt nhưng thanh tao, hùng vĩ của một vùng biển đẹp nhất nhì miền Trung, đã và đang trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Những câu chuyện huyền bí

Ấn tượng đầu tiên mang tên… Thiên Cầm - có nghĩa là “đàn trời”. Có truyền thuyết rằng: khi vua Hùng thứ 13 kinh lý và nghỉ chân tại ngọn núi Kỳ La (tên xưa của Thiên Cầm), nghe tiếng sóng vỗ rì rào cùng tiếng thông reo, tiếng vút lên từ hang đá như bản hòa tấu đàn trời thánh thót của tiên nữ, từ trên núi nhìn xuống trông giống chiếc đàn tỳ bà. Thế là đức vua đặt bút phê ba chữ “Thiên Cầm Sơn”. Lại có sự tích kể rằng năm 1407, bị giặc Minh truy đuổi, Hồ Quý Ly ẩn trốn ở núi này, sau đó bị giặc bắt. Thế là người ta gọi núi này là Thiên Cầm (trời giữ). Sau khi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi một thời gian thì nơi đây mới được hiểu là “đàn trời”.

Những địa danh, vết tích còn làm cho Thiên Cầm thêm quyết rũ như bàn cờ tiên, hang đá Hồ Quý Ly, dấu chân trái của người khổng lồ in trên phiến đá qua hàng triệu năm. Cách chân núi không xa là chùa Yên Lạc cổ kính, đang lưu giữ một báu vật nổi tiếng: “Thập điện diêm vương”, lưng chừng núi có chùa Thiên Cầm, tuy không lớn nhưng rất thâm nghiêm, u tịch.

Bản giao hưởng của thiên nhiên

Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung dài gần 3km, tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt, nước ngọt này uốn lượn rồi đổ ra biển, tạo nên vẻ hoang sơ và cuốn hút. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả, núi non hùng vĩ, những âm thanh tuyệt diệu của gió biển, của sóng vỗ bờ, của tiếng lá reo dọi vào vách núi tạo thành bản nhạc du dương.

Bờ biển thoai thoải, cát trắng phau, sạch sẽ, mịn màng như nhung; nước biển Thiên Cầm xanh ngắt, có vị chát của lá ổi non khi bạn đưa lên miệng thử, sóng vỗ nhẹ dịu dàng. Từng dãy đá xếp chồng lên nhau, đủ hình thù, tha hồ theo trí tưởng tượng. Nếu bạn muốn, có thể leo lên đỉnh núi cao 108m, phóng tầm mắt dõi theo từng đoàn thuyền đang đánh cá ngoài khơi xa...

Sau những giây phút thoải mái ở bãi chính, bằng thuyền máy, du khách có thể thăm hang động Bài Lài và thả hồn giữa trời nước mênh mông, Hay qua đảo Én, đảo Bớc - nơi có một bãi đá tuyệt đẹp quay ra biển, sóng dội trắng tinh, có bãi tắm trong xanh. Rời các hòn đảo nhỏ, thuyền sẽ đưa du khách ghé vào bãi tắm Tiên dưới chân núi Tượng, bãi tắm này xen lẫn các hang đá là bãi cát mịn, có khe nước vừa mặn, vừa ngọt. Dọc theo bờ đá là những người thợ bẫy cu kỳ, lặn tôm hùm, bắt nhím biển... Các thợ săn giàu kinh nghiệm chọn đúng thời cơ, chiếc lưới được chụp lên, có lúc bắt gọn cả trăm con cu kỳ. Loài chim này chỉ to bằng con gà, thịt thơm, ngọt rất lạ.

Sau một ngày tắm biển, ngắm cảnh, vào buổi tối, du khách có thể thuê thuyền đi câu mực, câu cá..., hoặc có thể đốt lửa, vui chơi tại bãi biển... Sáng thức dậy, ra bờ biển bạn có thể thấy hàng chục thuyền đánh cá trở về vội vã, mang theo sản vật biển cho kịp phiên chợ sáng.

Đất Việt
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033726

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC