Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 13/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Chương trình dự án
  • /
  • Trang chủ
  • /
  • Thu hút đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk)

Thu hút đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk)

Cập nhật: 21/11/2024

Ngày 19/11, Ban Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị công bố Quyết định phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kêu gọi xúc tiến đầu tư xây dựng Dự án trong thời gian tới.

Theo Quyết định số 1403/QĐ-UBND, ngày 4/5/2024 của UBND tỉnh, Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 với tổng nguồn vốn đầu tư gần 150 tỷ đồng.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô có hơn 27.000 ha rừng với tài nguyên thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, nhiều danh lam, thắng cảnh đặc sắc.

Điển hình như có nhiều kiểu thảm thực vật, sinh cảnh khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, điều kiện cư trú cho nhiều loài động vật, góp phần hình thành nên khu hệ động vật rừng khá phong phú về thành phần loài và có tính riêng biệt, đặc hữu.

Ông Lê Minh Tiến, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô phát biểu tại hội nghị.

Bên cạnh đó, cảnh quan đồng cỏ mà Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô sở hữu hầu như không tìm thấy ở bất cứ khu rừng đặc dụng nào trong nước, vì vậy được xem là cảnh quan đặc hữu của Ea Sô, đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cung cấp tiềm năng cho du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Cảnh quan sông suối ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô là yếu tố quan trọng trong thành phần hệ sinh thái phục vụ bảo tồn và là tiềm năng lớn để thiết lập các tuyến du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, bơi lội.

Hệ thống rừng nguyên sinh núi thấp và trung bình là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đồng thời là tiềm năng để tổ chức du lịch ngắm cảnh, leo núi, nghỉ dưỡng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô nhìn từ trên cao.

Ngoài ra, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có các sản phẩm, dịch vụ du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng như: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch sinh thái trải nghiệm văn hóa, bản sắc người dân tộc tại địa phương; ẩm thực, tham quan, cắm trại; tổ chức biểu diễn nghệ thuật, khám phá mạo hiểm, bơi thuyền, leo núi…

Rừng Ea Sô có rất nhiều trảng cỏ tạo nên cảnh quan đặc sắc.

Việc triển khai Đề án nhằm thực hiện có hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác tiềm năng lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa phương và du khách về các giá trị tự nhiên, văn hóa, di tích lịch sử của khu rừng, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo tồn văn hóa cộng đồng địa phương; phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch phục vụ nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học, làm phong phú thêm các hoạt động du lịch của huyện Ea Kar nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.

Quyết định này là cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.

Vạn Tiếp

Báo Đắk Lắk – baodaklak.vn – Đăng ngày 20/11/2024
Từ khóa: Đề án Du lịch sinh thái, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô

Tin liên quan

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Cùng với hạt nhân là Khu di sản văn hóa thế giới – đô thị cổ Hội An, không gian du lịch TP. Hội An những năm qua ngày càng được mở rộng và khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái. Du lịch làng quê, ven biển và hải

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Ngày 09/5, các đơn vị gồm: Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Trường Đại học Thái Bình Dương, Nha Trang Marriott Resort & Spa (đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa) phối hợp triển khai hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”.

Giao thông đường thủy an toàn: “Điểm cộng” cho mùa du lịch tại Quảng Bình

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Pax Ana Dốc Lết nhận giải thưởng “Khách sạn thân thiện vì môi trường xanh quốc gia” năm 2025

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035279

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC