Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ có Công văn đồng ý về chủ trương tiếp tục thực hiện việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo điều chỉnh Quy hoạch Khu di tích lịch sử văn hóa U Minh Thượng theo hướng đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử gắn với việc bảo vệ môi trường, sinh quyển rừng U Minh Thượng.Thủ tướng yêu cầu tỉnh làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa-Thể thao và Du lịch để xác định mức hỗ trợ cụ thể từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu về văn hóa, khả năng cân đối vốn của địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để chỉ đạo xây dựng, tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt.
Vườn quốc gia U Minh Hạ đại diện cho hệ sinh thái rất điển hình về rừng ngập úng của đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của vườn rừng về lâu dài, tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ. Quy hoạch này sẽ góp phần phát triển du lịch sinh thái gắn liền khu bảo tồn của Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Khu du lịch có quy mô khoảng 1.708 ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính và một phần khu rừng ngập nước. Các dự án công trình vui chơi, giải trí, khu văn hóa truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú và bến bãi câu cá.trong đó khu trung tâm 200ha và 31 điểm di tích rộng gần 32ha. Hiện tại, hệ thống đường nhựa, hệ thống cấp nước sinh hoạt xuyên rừng và thang quan sát cùng một số hạng mục công trình khác đã được xây dựng phần nào đáp ứng nhu cầu của giới nghiên cứu và khách tham quan du lịch đến với hệ sinh thái U Minh. Nhiều đơn vị khai thác du lịch trong và ngoài nước đã quan tâm đến khảo sát tìm hiểu và hiện đã có bảy doanh nghiệp đăng ký đầu tư khai thác du lịch tại đây.Với việc thành lập Vườn quốc gia và quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, nguồn gen động thực vật phong phú tại đây sẽ được bảo vệ, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học.
Ðây cũng là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử cho thế hệ hôm nay và mai sau bởi trong hai cuộc chiến tranh, rừng U Minh là chiến khu kiên cường, anh dũng. Khu căn cứ địa này từng là nơi ở và làm việc của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Ðảng. Năm 1954, ngay sau khi lên tàu tập kết ra bắc, đồng chí Lê Duẩn, (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ) đã bí mật trở lại rừng U Minh để lãnh đạo cách mạng miền nam. Ðồng chí Võ Văn Kiệt, khi làm Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cũng là người gắn bó máu thịt với U Minh Hạ. Sau ngày, thống nhất đất nước, rừng U Minh tiếp tục là nơi cưu mang cho hàng nghìn hộ dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về đây trồng rừng, làm lúa, xây dựng cuộc sống mới.