Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thừa Thiên – Huế: Bức tử đầm Lăng Cô

Thừa Thiên – Huế: Bức tử đầm Lăng Cô

Cập nhật: 29/10/2009

Nhiều năm qua, hàng trăm người khu vực đầm Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), cùng hàng chục tàu thuyền vẫn khai thác hàu, bức tử hệ sinh thái đầm Lăng Cô. Giờ đây, đầm Lăng Cô thơ mộng trong quá khứ đang oằn mình vì bị tàu thuyền móc ruột, hít khói bụi mù trời… Trưa nắng, khi lò nung vôi của ông Lương Bình (thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô) đang ùn ùn khói, ông còn mải mê chỉ huy đội tàu khai thác hàu (nguyên liệu được nung đốt thành vôi ở đây) gồm sáu chiếc của mình thay nhau cập bờ.

Hò hét nhân công và thoải mái để phóng viên chụp ảnh, ông Bình hỉ hả: Nắng mưa gì lò nung cũng hoạt động hết, mỗi lò nung mỗi ngày lời gần cả triệu bạc chứ ít gì. Bọn tôi người ở đây, có điều kiện trời ban cho con đầm nhiều hàu thế này, không làm họa có mà điên. Hơn nữa, không làm nghề này thì biết làm gì bây giờ?

Ba lò nung vôi của ông Bình có khoảng 30 công nhân, đa phần là nữ, mỗi người làm tích cực được 100 - 220 ngàn đồng/ngày. Đội ngũ nhân công này được chia thành các nhóm: khai thác, vận chuyển, nung nấu và đóng gói, hoạt động từ sáng sớm đến tối. Hàu sau khi khai thác được tập kết trộn với than đá và nung trong thời gian từ 8 - 10 tiếng đồng hồ. Ông cũng cho biết đã làm nghề khai thác hàu trên đầm Lăng Cô hơn 20 năm.

UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, khai thác hàu ở đầm Lăng Cô có khoảng 270 công nhân, với 11 lò nung vôi nung đốt suốt ngày đêm, khói bụi mù trời.

Chị Trần Thị Phan - một nữ công nhân, cho biết: “Hồi trước dùng tay múc hàu gần bờ, nhưng giờ hàu hết rồi, bắt buộc phải đưa thuyền ra lòng đầm, dùng máy hút hàu lên. Cực hơn nhưng thu nhập cao”.

Chị kể: “Đầm Lăng Cô còn nhiều hàu lắm, hút mãi không hết. Nhiều lúc, chúng tôi còn hút được cá, cua, tôm và ghẹ lên thuyền”.

Ngoài lòng đầm bị móc ruột, bên bờ, hệ thống lò vôi hoạt động liên tục, không hề qua xử lí đã khiến không khí và nguồn nước gần bờ ô nhiễm nặng.

Ông Bình cho hay: Trung bình một khối hàu thu về sáu tạ vôi bột, với giá thu mua vôi thành phẩm từ 500 - 600 ngàn đồng/tấn như hiện nay, mỗi ngày tôi cũng như nhiều chủ lò nơi đây thu lời từ 1- 2 triệu đồng.

Bài toán khó

“Thấy ngon ăn, người dân đổ xô lập lò vôi, trang bị tàu khai thác ngày càng nhiều” - Chủ lò Lương Bình cho biết. Khi được hỏi, hầu hết các chủ lò vôi đều khẳng định: Có chết cũng không từ bỏ chuyện khai thác hàu ở đầm Lăng Cô bởi chẳng còn cách nào khác (?)

Ông Lê Văn Tình - Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô cho biết, từ năm 1996, khi hàu ven bờ cạn kiệt, người dân dùng máy móc ra tận ngoài lòng đầm khai thác, chính quyền bắt ký cam kết chỉ được khai thác thủ công, nhưng sau đó đành bất lực.

Tháng 7/2009, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu huyện Phú Lộc lập đề án chuyển đổi ngành nghề cho người khai thác hàu, hạn chót ngày 30/9 phải trình lên lãnh đạo tỉnh và cuối năm nay phải hoàn tất lệnh cấm khai thác. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Tình, chuyển đổi ngành nghề vẫn là bài toán rất khó.

Ông Lê Văn Tình cũng thừa nhận, ngay cả việc hệ thống nhà hàng, khách sạn mọc như nấm đua nhau thải nước thẳng ra đầm Lăng Cô cũng khiến con đầm rộng 1.650 ha – điểm nhấn quan trọng của vịnh Lăng Cô này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tiền Phong
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038298

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC