Chuyển đến nội dung

Warning: Undefined array key 0 in /var/www/vhosts/moitruongdulich.vn/httpdocs/wp-content/themes/hello-elementor/functions.php on line 567
, ngày 18/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thừa Thiên-Huế: Đeo bám theo khách tại các điểm du lịch

Thừa Thiên-Huế: Đeo bám theo khách tại các điểm du lịch

Cập nhật: 06/08/2009

Tình trạng bám theo khách du lịch vẫn diễn ra phổ biến ở các tụ điểm du lịch tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, dù nhiều chính sách liên tục được áp dụng tại đây.

 

Tình trạng trẻ em ăn xin được giải quyết hồi hương, quay trở lại TP Huế ăn xin ngày càng gia tăng. Dù có nhiều công văn, chỉ thị của tỉnh từ năm 2006 đến nay để dẹp nạn “cái bang”, nhưng tình hình trạng ăn xin, đeo bám du khách vẫn diễn ra dai dẳng.

 

Khảo sát mới đây của Sở LĐ-TB-XH Thừa Thiên-Huế, số trẻ em lang thang, ăn xin trên địa bàn đa phần đến từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…(chiếm hơn 60%). Tình trạng đeo bám khách du lịch diễn ra nhiều nhất vào dịp lễ hội, Tết và tập trung tại lăng Minh Mạng, Tượng đài Quán Thế Âm, bến đò Sông Hương… Để dẹp tệ nạn ăn xin, đeo bám du khách, cách đây ba năm, ngày 13/4/2006, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có Chỉ thị 16/2006/CT-UBND về việc ngăn ngừa và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn. Tiếp đó, ngày 14/2/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có kế hoạch số 20 về việc gải quyết tình trạng trẻ em lang thang, ăn xin, đeo bám khách trên địa bàn… Đồng thời, nhiều biện pháp khác cũng được đưa ra, như ngày 23/2/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế có văn bản chỉ đạo TP Huế thành lập "Đội xung kích công tác xã hội bảo vệ và chăm sóc trẻ em" để ngăn ngừa và giải quyết trẻ em lang thang, ăn xin.

Mới đây nhất, ngày 16/7/2009, UBND tỉnh lại có công văn 3062 về việc giải quyết tình trạng ăn xin trên địa bàn…, nhưng tình trạng này vẫn không dứt và diễn biến ngày càng phức tạp.Người dân Huế so sánh, tại sao TP Đà Nẵng cách TP Huế khoảng 100 km lại giải quyết rốt ráo tình trạng này, nhưng Huế lại không, nhất là trong lúc cả tỉnh đang phấn đấu để lên TP trực thuộc TƯ?. Một thanh tra viên của Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết: “Người ăn xin thường tập trung vào các ngày lễ hội ở chùa như lễ Phật đản, Vu Lan. Nhiều lần đến thanh tra tại bến đò Chùa Thiên Mụ, nhưng thật sự khó bắt lắm vì khi thấy bóng dáng chúng tôi “cái bang” lại biến mất. Chúng hoạt động giống như chùm bèo, khi có cơ quan chức năng kiểm tra thì tản ra, còn khi tình hình dịu đi thì lại hoạt động rầm rộ”.

 

Mới đây, UBND tỉnh thành lập công tác liên ngành (công an TP.Huế, Sở VHTT&DL tỉnh, sở GTVT, Đội quản lý đô thị TP.Huế) để kiểm tra tình trạng ăn xin, chèo khéo khách vào giờ cao điểm (từ 18g30 - 21g30). Người dân Huế xem đây là quyết tâm cao độ của tỉnh, tuy nhiên tình trạng ăn xin, đeo bám du khách còn tiếp diễn hay không đang là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

 

Đất Việt
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037257

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC