Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thừa Thiên Huế: Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch tại A Lưới

Thừa Thiên Huế: Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch tại A Lưới

Cập nhật: 01/10/2024

Thời gian qua, huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã quan tâm phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, qua đó góp phần thu hút khách, tăng thu nhập cho người dân.

A Lưới là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề đa dạng. Huyện còn là vùng đất lưu giữ nhiều phong tục tập quán, các làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực, lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

A Lưới là vùng đất có nhiều nét văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc thiểu số.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, trong những năm qua, công tác phát triển du lịch trên địa bàn đã được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Huyện ủy, HĐND đã ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch để triển khai thực hiện trên địa bàn. Trên cơ sở đó, UBND huyện A Lưới đã cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch huyện để phối hợp, triển khai thực hiện. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vai trò của phát triển du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Cụ thể, hệ thống giao thông, cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch, dịch vụ… tại A Lưới ngày càng phát triển đồng bộ. Địa phương đã chú trọng đầu tư, phát triển các điểm du lịch, khuyến khích các loại hình lưu trú phù hợp như homestay, farmstay. Ngoài ra, tăng cường quảng bá cho những mặt hàng thủ công truyền thống như: dệt Zèng, đan lát mây tre, làm chổi đót… Việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực như chuối, hoa Tulip, hoa Ly, rau sạch, cá Tầm, sâm Bố Chính… đã tạo ra nguồn thu nhập cho người dân.

Hiện nay, trên địa bàn huyện A Lưới có 24 điểm du lịch và 33 cơ sở lưu trú (9 nhà nghỉ, 24 homestay) công suất tối đa trên 880 khách/thời điểm, 6 làng văn hóa du lịch cộng đồng và hệ thống các nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch... Các điểm du lịch sinh thái Pâr Le, A Nôr, A Lin, làng du lịch cộng đồng tại xã A Roàng, Hồng Hạ, Hồng Kim... ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo của khách du lịch. Công tác hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch A Lưới ngày càng phát triển, thu hút đông du khách đến tham quan.

Thời gian qua, huyện A Lưới đã khuyến khích phát triển các loại hình lưu trú phù hợp như homestay, farmstay để thu hút khách.

Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới, trong thời gian đến, huyện A Lưới sẽ tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Khuyến khích tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có vốn vào đầu tư xây dựng và phát triển các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tại huyện. Xây dựng các cơ sở lưu trú đạt chuẩn. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch cộng đồng. Liên kết các tour, tuyến du lịch, quảng bá, thu hút khách du lịch đến với huyện. Đẩy mạnh việc bảo tồn, khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái. Phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, có sức cạnh tranh để thu hút du khách, đa dạng hóa các loại hình du lịch,… Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, mua sắm, trải nghiệm. Khai thác hiệu quả hoạt động của các nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống tại các điểm du lịch. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.

Mới đây, tại buổi làm việc với UBND huyện A Lưới về công tác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, để du lịch A Lưới phát triển hơn nữa, địa phương cần đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư, huy động mọi nguồn lực phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh và bền vững. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện A Lưới. Xây dựng chiến lược, quy hoạch định hướng các điểm đến, sản phẩm du lịch phù hợp. Đặc biệt là các mô hình du lịch homestay, sản phẩm du lịch ban đêm và các sản phẩm du lịch đặc trưng để nâng cao chất lượng du lịch và sản phẩm thu hút khách du lịch.

"Huyện A Lưới cũng cần xây dựng các cơ chế chính sách cho các đơn vị lữ hành đưa khách đến. Xây dựng các quy định, quyền lợi giữa cộng đồng và người dân khi làm du lịch, tránh trường hợp cạnh tranh giá nhằm tạo môi trường du lịch hài hòa. Quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực nòng cốt cho công tác du lịch, tập huấn nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng, hướng dẫn viên, cộng đồng làm du lịch. Huy động, khuyến khích, tạo cơ chế để các nhà đầu tư, các đơn vị lữ hành đầu tư cơ sở dịch vụ du lịch, kết hợp với các hộ dân để tạo ra các dịch vụ, sản phẩm hấp dẫn, chuyên nghiệp, phù hợp thị trường, thị hiếu", ông Nguyễn Văn Phúc đưa ra gợi ý.

A Lưới cũng đang phát triển du lịch theo hướng xanh và bền vững.

Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhấn mạnh, du lịch sinh thái và cộng đồng đã và đang nhận được sự quan tâm trong những năm gần đây, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt với những vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển loại hình du lịch này.

Đối với huyện A Lưới, địa phương cần khai thác các dịch vụ du lịch sinh thái gắn với các hoạt động văn hóa truyền thống dân tộc của địa phương. Các tài nguyên du lịch phải khai thác một cách sáng tạo, linh hoạt và bền vững. Tạo không gian mở, để du khách trải nghiệm được các giá trị cộng đồng. Qua đó, phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của địa phương.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương với vai trò quản lý về mặt nhà nước cần đảm bảo các vấn đề an toàn - an ninh trong du lịch. Phối hợp nhịp nhàng cùng các bên liên quan đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Lê Chung

Báo Tổ quốc – toquoc.vn – Đăng ngày 30/09/2024
Từ khóa: A Lưới, du-lich, du-lich-sinh-thai, Thua-Thien-Hue

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037020

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC